01:21 EST Thứ tư, 20/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây nhà nhờ nuôi 'con 4 tháng không cần ăn vẫn sống'

Thứ năm - 10/10/2019 03:36
Ông Trần Văn Bình ở khu Thống Nhất, xã Đồng Thịnh, huyện Yên Lập (Phú Thọ) chỉ tay vào hai căn nhà, một cũ, một đang xây rồi bảo: “Năm 2010 tôi xây căn nhà này mất 150 triệu nhờ vườn bưởi Diễn trúng liên tiếp 10 vụ, còn giờ thằng Hào con tôi mới nuôi ốc nhồi có 3 năm mà đang xây căn nhà này trị giá cỡ 500 triệu”.

Cái gì cũng ăn, trừ một thứ

Ở xó núi, góc rừng nhưng bố con ông chưa bao giờ cam chịu phận nghèo mà luôn tìm những thứ mới, thứ độc. Năm xưa ông tiên phong trồng bưởi Diễn và trở thành nhân vật quen thuộc trên báo đài thì giờ thằng con Trần Văn Hào cũng trở thành một đầu mối bán ốc giống, ốc thịt nức tiếng trong vùng, hàng xuất đi nhiều tỉnh phía Bắc.

Căn nhà mới xây nhờ nuôi ốc của anh Tuấn.

Hào kể, trước ốc nhồi ở trong vùng khá sẵn nhưng do môi trường sống biến đổi, do bị con người bắt nên mỗi buổi ra đồng kiếm phải đi xa hơn, được ít hơn và con cũng nhỏ hơn.

Cách đây 6 - 7 năm có người thử mua giống ốc nhồi miền Nam về nuôi nhưng thất bại vì vậy Hào quyết định nuôi bằng giống bản địa theo cách đặt mua ốc nhồi nhỏ lẫn vào mớ ốc tạp của những người bán ngoài chợ. Mỗi lần chỉ được vài ba lạng nên để đủ giống thả, cậu phải gom mất mấy tháng.

Món ăn khoái khẩu nhất của ốc nhồi là bèo tấm kế đến là lá khoai lang, lá sắn, lá đu đủ và các loại củ như sắn, khoai, quả như bầu, bí, mướp. Ốc nhồi ăn rất tạp nhưng riêng các loại cỏ có lá ráp là không ăn vì sợ đau lưỡi.

Nuôi mãi, ngày ngày ngắm ốc đẻ trứng trắng bờ mà chẳng thấy ốc con đâu, Hào sốt ruột tìm hiểu mới vỡ lẽ là chúng bị cá chép, trắm, chim, nheo chén sạch. Cậu đổi phương pháp nuôi, bắt hết cá, tát cạn ao, phơi khô đáy, rắc vôi bột khử trùng 3 - 5 ngày rồi cho nước vào, bơm nước ra, cho nước vào lần nữa, gây màu bằng cách rắc khoảng 2 tạ phân chuồng/sào ao mới thả ốc. Khi còn nhỏ, ốc được thả trong những cái giai (lưới được quây lại) riêng khi nào lớn mới thả xuống ao.

Chỉ quơ tay một tí là được cả rổ ốc.

Thắng giòn giã. Chỉ với cái ao rộng 400m2 sau 4 tháng nuôi, Hào thu 2 vạn giống, 4 tạ ốc thương phẩm bán được hơn 40 triệu. Điều quan trọng là lãi nguyên cả 40 triệu vì không mất một đồng mua thức ăn nhờ tận dụng những phụ phẩm trong nông nghiệp.

Cũng cái ao ấy nếu thả cá chỉ thu được 10 triệu trong đó lãi 2 triệu mà thôi. Phấn khởi, từ vụ sau Hào mở rộng quy mô ra 2 ao nuôi, 1 thương phẩm diện tích 400m2, 1 giống diện tích 150m2 và trở thành một cơ sở sản xuất giống ốc nhồi uy tín, được nhiều người tìm đến đặt...

[clip] Thu ốc giống và trứng đưa đi ấp nở

Sáng sáng, chiều chiều Hào chèo thuyền dọc ao đi thu những chùm trứng ốc màu trắng sữa bằng một dụng cụ tự chế, sau đó bỏ vào những cái thùng xốp, xịt nước giữ ẩm. Tùy theo thời tiết mà 15 - 20 ngày sau trứng nở, cậu thả bèo tấm cho ốc ăn chừng 5 - 7 ngày là xuất với giá 4 - 5 triệu/vạn con.

Mỗi năm thu 40 vạn giống bán được 160 triệu mà chỉ tốn công chứ không mất một đồng chi phí, ngoài ra còn thêm vài tạ ốc thương phẩm, bán ngay tại chỗ giá đã 100.000 đồng/kg. Khỏe re!

Ốc nhồi 4 tháng tuổi.

Sát ao của Hào là ao của Đỗ Viết Tuấn. Anh cũng đang ở trong căn nhà mới xây mà đến phân nửa là nhờ vào tiền bán ốc sau chỉ 4 năm nuôi. Nếu như Hào thiên về giống thì Tuấn thiên về ốc thịt. Với 5 sào ao vụ vừa rồi anh thu được hơn 1 tấn ốc thịt bán lãi 100 triệu, 10 vạn ốc giống bán lãi 50 triệu và vẫn còn cỡ 1 tấn ốc thịt đang ở dưới ao.

Ốc con mới nở.

Điều quan trọng mà cả Tuấn và Hào đều nói với tôi rằng, nuôi ốc ở miền Bắc khác hoàn toàn với trong Nam vì có một mùa rét. Không giống như ốc bươu vàng - động vật ngoại lai có sức chịu đựng tốt, ốc nhồi rất dễ chết rét. Một hai vụ đầu tỷ lệ ốc chết rét khá nhiều dù họ đã thả bèo tây để giữ ấm bên trên mặt ao. Sau đó cả hai đều áp dụng một cách đơn giản là bắt chúng lên cạn, cho vào thùng xốp đậy kín nắp nhưng có đục những lỗ nhỏ để ốc thở. Ngày ngày phun ẩm cho ốc khỏi khô da chứ tuyệt đối không được dội nước vào kẻo ốc bị lạnh. Ngạc nhiên là chúng có thể chịu được tới 4 tháng như thế mà không cần phải ăn gì cả.

Ốc hay bị sưng vòi do nhiễm khuẩn nếu gặp phải nước bẩn đặc biệt là chất tẩy rửa nên nuôi ở ao có nước chảy vào ra sẽ cho hiệu quả tốt nhất.  

Đỉnh cao công nghệ

Huyện Yên Lập có tổng cộng khoảng 30 - 40 hộ nuôi ốc nhồi nhưng kỹ thuật đỉnh cao nhất là ông Hà Khắc Việt ở xã Đồng Lạc.

Cách đây 3 năm ông cho lắp một hệ thống đường ống dài khoảng 5km trị giá hàng trăm triệu để lấy nước nguồn từ trên núi Đọi Đèn về nuôi cá nhưng sau đó lại chuyển hướng sang nuôi ốc.

Sau khi đi tham quan 4 - 5 cơ sở nuôi trong vùng không thấy chỗ nào ra tấm ra món, ông lục tung mạng tìm tài liệu hướng dẫn rồi tự mình thiết kế cái ao nuôi rộng cỡ 2 sào.

Ngay năm đầu tiên ông đã lãi chừng 50 triệu rồi sau đó đều trên 100 triệu/năm. Riêng năm nay phần bởi thời tiết quá nóng, ốc đẻ ít, trứng ung nhiều, phần bởi ông bị ốm bỏ bê không chăm sóc được nên lãi có ít hơn…

Trong ao ông Việt trồng hoa súng tạo bóng mát về mùa hè, tạo hơi ấm về mùa đông, mỗi gốc cây là một nhà nghỉ của ốc, chỉ cần quờ tay xuống là như quờ vào ổ trứng gà lốc nhốc.

Những hôm trở trời, ốc nổi thành bè. Bờ ao được trồng khoai nước, lá già rơi xuống làm mồi còn thân cây là chỗ để ốc đẻ trứng rất dễ gỡ ra mà không bị vỡ nát.

Mỗi buổi ốc đẻ, ông thường cầm đèn ra quan sát. Mấy ai phân biệt được ốc đực với ốc cái nhưng đối với ông thật dễ dàng. Ốc cái con to hơn, vòng xoáy đít tù, soi mình lên trước đèn là thấy cả bầu trứng nây đầy bên trong còn ốc đực bé, có vòng xoáy đít nhọn. Khác với ốc bươu vàng chỉ đẻ ban đêm, ốc nhồi đẻ cả ngày lẫn đêm, mỗi ổ trứng có từ 50 - 150 quả.

Chúng nhả trứng ra đằng mồm, quả đầu tiên rặn đẻ mất 4 phút còn những quả tiếp theo rặn 1 phút 30 giây đến 2 phút, mất 8 đến 9 tiếng mới kết thúc. Nhiều con đẻ xong mệt quá lăn từ cây khoai rơi xuống đất, rất dễ làm mồi cho chuột, kiến.

Bởi thế hễ thấy một ổ trứng còn ướt là có thể đi kèm luôn một con ốc nằm bên cạnh, ông phải thả ngay xuống nước. Ốc nuôi làm giống muốn tránh cận huyết thỉnh thoảng phải đổi với những người nuôi khác. Ốc mới nở bé ly ti, khó đếm nên ông mang cân tiểu ly ra xem 1 hoa bằng bao nhiêu con rồi cứ thế cân tất lên mà tính, rất đơn giản.

Cận cảnh trứng ốc nhồi.

Ô nhiễm nước khiến ốc dễ đau bụng, nổi lên, há mồm ra, ông xử lý bằng cách thay nước, cho chúng ăn cây chó đẻ. Trời rét ông dồn vào một chỗ, rải bèo tây lên, quây trên cùng là tấm vải bạt. Cách ông phòng trừ chuột hại ốc cũng rất độc đáo bằng xi măng trắng trộn với gạo. Chuột ăn vào uống nước nở bụng ra mà chết, không phải dùng đến hóa chất...

Ao nuôi ốc của gia đình anh Hào.
Buổi rượu ốc vớt từ ao nuôi của Hào đã đem lại sự ngạc nhiên cho tôi là nuôi mà như không nuôi, thơm ngon khó phân biệt với ốc tự nhiên bởi thức ăn của chúng chỉ là cây cỏ hoa lá.
DƯƠNG ĐÌNH TƯỜNG/https://nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: căn nhà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 239

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 237


Hôm nayHôm nay : 26935

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 847173

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71074488