10:32 EST Thứ tư, 15/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

"Xông đất" làng cá nước ngọt

Thứ tư - 01/02/2017 22:22
Từ sáng mùng 3 Tết Đinh Dậu, làng cá nước ngọt các thôn Phú Sơn 1, Phú Sơn 2 (xã Hòa Khương, H. Hòa Vang, Đà Nẵng) đã rộn rã tiếng nói, tiếng cười, không khí lao động hăng say. Người nông dân nơi đây không nghỉ Tết, bởi từ những ngày cuối năm họ vẫn còn ra đồng cắt cỏ, khử trùng các ao thả cá để mong có một vụ mùa bội thu. Nhiều nông dân cười rạng rỡ: "Chúng tôi đón Tết cả ở nhà và trên đồng, như thế trời mới không phụ lòng người"...

Nông dân thôn Phú Sơn 1 với nguồn sản phẩm bán Tết.

Đang cặm cụi cắt cỏ cho cá ăn, thấy có khách, ông Hai Toàn ngừng tay. Ông chia sẻ: "Do chưa có điều kiện chăn nuôi công nghiệp nên buổi sáng chúng tôi cho cá ăn cỏ, đến buổi chiều mới thả bột". Đây là lứa cá được thả từ tháng 5 dương lịch để sau Tết thu hoạch. Năm trước, với hơn 5 sào mặt nước, ông thu hoạch hơn 1 tấn cá trắng, bán bình quân 40 ngàn đồng/kg, đạt doanh thu gần 70 triệu đồng. Ông tâm sự: "Làm ruộng may mắn vào năm mưa thuận, gió hòa thì cao nhất được mấy tạ thóc, lãi lời chẳng đáng là bao nên khi có khoản thu từ việc nuôi cá, cuộc sống của gia đình được thuận lợi hơn". Cũng theo ông Hai Toàn, hầu như nông dân nơi đây ít có ngày nghỉ, Tết nào cũng phải lao động sớm, vất vả một chút nhưng vui vì Tết cái gì bán cũng chạy hơn. Tôi hỏi ông "Tết không nghỉ thăm bạn bè, họ hàng có sợ bị chê trách gì không?", ông cười: "Cũng như mọi năm vẫn tranh thủ ra đồng làm, mấy ngày này bận nên phải đi sớm, cả làng không ai nghỉ đều tập trung ở đây, sẵn dịp chúc Tết nhau luôn"... Tại gia đình ông Sáu Phụng, bên các ao cá trê rộng gần 2 sào là ngôi nhà ngăn nắp, đầy đủ tiện nghi. Ông cũng không giấu niềm vui khi nói về việc làm ăn thuận lợi. Là người nhanh nhạy nên khi địa phương có chủ trương đầu tư xây dựng hạ tầng vùng nuôi cá tập trung, ông mạnh dạn cải tạo, chuyển đổi ruộng đất trồng khoai sang đầu tư ao nuôi cá giống, cá thương phẩm. Ngoài hạ tầng sẵn có, ông bỏ thêm kinh phí kè bờ bao, cùng đó tuân thủ quy trình xử lý ao nuôi, mua giống ở cơ sở uy tín về thả. Giai đoạn cá đủ kích cỡ, ông bán một phần cho hộ nuôi cá tại địa bàn và vùng phụ cận làm giống, giữ lại một lượng nhất định phù hợp với diện tích ao để nuôi thành thương phẩm. Trung bình mỗi dịp Tết, ông xuất bán hơn 4 tấn cá trê lai, trừ chi phí thu lãi khoảng 50 triệu đồng.

Được biết, khu nuôi cá tập trung ở hai thôn Phú Sơn 1, Phú Sơn 2 rộng gần 10ha với 130 hộ dân canh tác. Nơi đây có hệ thống cấp nước của hồ Đồng Nghệ đi qua nên rất thuận lợi cho công tác nuôi trồng. Năm 2013, nông dân nuôi cá tại xã Hòa Khương cũng thành lập Tổ sản xuất, hợp tác tiêu thụ cá nước ngọt nhằm tập trung những hộ dân nuôi cá, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật, tìm đầu ra. Địa phương đang nhân rộng mô hình nuôi cá trắm đen (giống được mua tại Hà Nội). Hiện đã có vài hộ nuôi giống cá này và sẽ thu hoạch sau vài ngày. Loài cá trắm đen được đánh giá có hàm lượng dinh dưỡng cao, sức đề kháng mạnh, giá thành lại cao. Trưởng thôn Phú Sơn 1 Lê Văn Dũng quả quyết: "Từ ngày một số hộ dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế ruộng thành ao, nhờ nuôi trồng thủy sản và cải tạo vườn tạp đã giải quyết tình trạng lao động phổ thông dư thừa của địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân, con cái họ được học hành, nhà cửa được sửa chữa khang trang hơn"...

Tư thương đến tận thôn Phú Sơn 2 thu mua cá trê lai.

Thực tế cho thấy, việc xây dựng làng cá nước ngọt ở xã Hòa Khương của các ngành, các cấp là hướng đi cần thiết và đang mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân. Tuy vậy, vấn đề khiến cho nông dân lo ngại nhất hiện nay vẫn là đầu ra của sản phẩm. Theo bà Bốn Thuận, trước đây số hộ nuôi cá chưa nhiều nên sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ đến đó. Còn nay, số hộ nuôi cá đã tăng lên gần gấp đôi, sản lượng cá cũng tăng theo nên việc tiêu thụ gặp khó khăn hơn. Điển hình, như vụ cá trê lai năm 2015, do giá thu mua thấp chỉ 18 ngàn đồng/kg nên làng cá Phú Sơn 2 tồn đọng 25 tấn. Lúc đó có bán được cũng cầm chắc lỗ nhưng cá đã qua thời điểm thu hoạch, không bán càng nuôi càng lỗ vì lượng thức ăn cá "ngốn" mỗi ngày không phải ít. Khổ nỗi, đã lúc khó lại gặp đủ cái khó vì mời gọi được tư thương đến mua cá thì cũng bị ép lên ép xuống. Có lúc giá bán đã thống nhất trước khi kéo lưới, nhưng đến lúc cá lên bờ, tư thương chỉ lựa mua loại cá nhỏ, còn cá to bỏ lại... "Tuy nhiên, Tết năm nay có phần khởi sắc hơn, giá cá trê lai xuất bán tại chỗ 22 ngàn đồng/kg. Vì thế, ngoài việc túc trực trên các ao cá, người nông dân chúng tôi còn luôn dõi theo diễn biến thị trường với một kỳ vọng có được vụ mùa đầu năm suôn sẻ", bà Bốn Thuận tin tưởng.

Theo Vy Hậu/ CAND

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 209

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 207


Hôm nayHôm nay : 108025

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 818139

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73865110