08:07 EDT Thứ sáu, 17/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xử lý nước thải nuôi tôm siêu thâm canh bằng biogas

Thứ tư - 24/07/2019 21:46
Xử lý chất thải trong nuôi tôm siêu thâm canh là khâu rất quan trọng. Hiện nay mô hình tận dụng phân tôm làm biogas được nhiều người quan tâm bởi tính ưu việt của nó trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

Nước nuôi tôm sau khi xi-phông sẽ tách được chất thải rắn bằng túi lọc lưới. Chất thải rắn gồm xác tôm chết, vỏ tôm, thức ăn thừa, phân tôm… có thể sử dụng cho chăn nuôi (nuôi vịt, cá….). Phân tôm có kích cỡ nhỏ hơn mắt lưới nên lọt qua túi lưới và được lắng lại trong hồ tách chất thải thứ nhất (diện tích 50m2). Phần nước tiếp tục chảy tràn qua hồ tách chất thải thứ hai để lắng phân, sau đó chảy tràn ra ao lắng thô cấp I. Do được lắng hai lần nên nước sau khi chảy ra ao lắng thô cấp I đã sạch hoàn toàn. Phần nước này có thể tái sử dụng bơm ngược trở lại ao nuôi. Còn phân tôm sau khi được tách hết nước mặn sẽ dùng nước ngọt pha loãng để sử dụng cho việc trồng cây và làm biogas…

 

Tách vỏ tôm sau khi xi-phông

 

Vi sinh hóa lên men metan làm biogas:


Mô hình được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội so với các quy trình nuôi truyền thống từ kết cấu hồ đơn giản, dễ vận hành, quy trình nuôi ít thay nước và tái sử dụng nước cũ, không làm ảnh hưởng đến môi trường, giảm được công lao động, giảm chi phí sản xuất, rất thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay.

Tuy nhiên, khi áp dụng mô hình này nên nuôi tôm theo quy trình biofloc (sinh học) ít thay nước và không sử dụng hóa chất trong khi nuôi vì hóa chất sẽ làm ảnh hưởng đến biogas và thay nước nhiều sẽ khó vận hành hệ thống tách chất thải. Khi quy hoạch phải đảm bảo diện tích các hồ tách phân tôm.

 

Vệ sinh hệ thống hồ tách phân tôm

 

Ngoài ra, vì biogas tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ nên bà con nông dân cần lưu ý thể tích hố biogas phải phù hợp với thể tích phân tôm thải ra hàng ngày, thông thường 10mhầm chứa biogas sẽ chứa được lượng phân của 100 nghìn con tôm. Lắp đặt biogas phải đúng quy trình kỹ thuật (lưu ý lắp đặt đồng hồ báo áp suất gas để tránh áp suất gas lớn sẽ gây nguy hiểm). Thiết bị dụng cụ lắp đặt biogas phải mua ở những nơi có uy tín và đảm bảo chất lượng để tránh hiện tượng rò rỉ khí gas gây nguy hiểm khi sử dụng.

Để việc ứng dụng mô hình hiệu quả, trước khi triển khai, người nuôi tôm cần tham gia khóa tập huấn quy trình xử lý chất thải trong nuôi tôm bằng biogas. Cùng với đó, chính quyền địa phương nên tổ chức các buổi hội thảo, tham quan thực tế để giúp người nuôi tôm nắm rõ quy trình kỹ thuật và những điều kiện cần thiết khi thực hiện mô hình.

 

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp tham quan một mô hình xử lý nước thải nuôi tôm bằng biogas

 

Kim Văn Tiêu

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia/ khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 176

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 175


Hôm nayHôm nay : 39848

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 889296

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61211253