02:36 EDT Chủ nhật, 19/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xuất hiện "vua lan hồ điệp" ở Lâm Đồng

Thứ hai - 08/01/2018 10:06
Một người bạn sành chơi hoa nói với tôi rằng: “Ở Lâm Ðồng trước đây có người trồng hoa đã được tôn vinh “Vua hoa địa lan”, thì nay có lẽ vợ chồng ông bà Trần Văn Minh - Hà Thị Huệ xứng đáng được tôn vinh là “Vua lan hồ điệp”. Bởi lẽ, không có cơ sở sản xuất nào có được hoa lan hồ điệp đạt chất lượng, rực rỡ muôn màu và hiệu quả kinh tế cao như ở cơ sở của vợ chồng ông Minh”.

xuat hien 'vua lan ho diep' o lam dong hinh anh 1

Khách tham quan vườn lan hồ điệp đặc sắc của vợ chồng ông bà Trần Văn Minh - Hà Thị Huệ. Ảnh: H.Đ.H

Nghe người bạn giới thiệu đầy tự tin như vậy, mới đây tôi quyết tâm đi tìm gặp “Vua lan hồ điệp” ở Thôn 1, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương. Quả thật, danh bất hư truyền, vào vườn hoa rộng 5.000 m2 của gia đình ông Trần Văn Minh, tôi không khỏi choáng ngợp trước vẻ đẹp kiêu sa của hoa lan hồ điệp, với muôn màu sắc rực rỡ như đỏ sậm, tím, vàng, trắng tinh khiết, lam xanh biêng biếc, trắng - đỏ, xen vàng- tím… 

Trong  sự choáng ngợp vì muôn màu và mùi hương thoang thoảng toát ra từ những cành hoa lan dịu dàng khoe sắc và bên chén trà nghi ngút hương thơm, câu chuyện “duyên nợ” với hoa lan hồ điệp và tình yêu với Đà Lạt - Lâm Đồng của chủ nhân vườn hoa càng khiến tâm hồn tôi lâng lâng trước cảnh đất trời vào xuân của vùng đất đang không ngừng khởi sắc với biết bao dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có sản xuất hoa lan hồ điệp.

Ông Minh kể, lúc còn sống ở quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh, hai vợ chồng cũng đã lấy nghề trồng hoa lan hồ điệp nhằm thỏa mãn thú chơi hoa và cũng là nguồn thu nhập chính để nuôi sống gia đình. Nhưng khí hậu của TP Hồ Chí Minh không thích hợp với hoa lan hồ điệp vốn rất khó tính, nên xác suất thành công rất thấp. Không chấp nhận bỏ rơi tình yêu với “nữ hoàng” của các loài hoa, ông Minh đã động viên vợ và các con tìm lên Lâm Đồng lập nghiệp.

Buổi đầu nghe nhiều người giới thiệu, vùng đất Tu Tra, huyện Đơn Dương thu hút nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất rau, hoa công nghệ cao mang lại hiệu quả cao, gia đình ông Minh đã lên đây thuê đất tổ chức sản xuất hoa lan hồ điệp. Nhưng rồi, sau hơn hai năm miệt mài, chăm chỉ gieo trồng, chăm sóc, ông nhận thấy, khí hậu, thổ nhưỡng ở xã Tu Tra chưa phải là vùng đất thật sự phù hợp với lan hồ điệp.

Thế rồi, một lần nữa, ông lại động viên vợ con vào Đạ Sar bỏ vốn gần 2,3 tỷ đồng mua 1 ha đất để theo đuổi nghề trồng hoa lan hồ điệp. Với 1 ha đã mua, ông cải tạo 5.000 m2 (5 sào), vừa san ủi độ cao phía trước, vừa đổ bê tông nâng độ cao phía sau, tạo mặt bằng để xây dựng nhà lồng trồng hoa lan hồ điệp theo hướng công nghệ cao. 

Điều muốn nói là, sau khi nghiên cứu và khảo sát thực địa, thấy được đất đai, khí hậu tại xã Đạ Sar hoàn toàn thích hợp với hoa lan hồ điệp, vốn được nhập từ Đài Loan về, ông Trần Văn Minh quyết định “Tầm sư học đạo” sang làm việc cho một doanh nghiệp chuyên sản xuất hoa lan hồ điệp ở Đài Loan hơn nửa năm trời. Trong thời gian làm việc tại đây, ngoài học kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc hoa lan hồ điệp, ông còn tranh thủ tìm hiểu, học tập kinh nghiệm xây dựng nhà lồng để trồng trọt, chăm sóc hoa địa lan. Nhờ vậy, khi trở về Đạ sar, ông đã thiết kế và trực tiếp chỉ đạo lắp ráp nhà lồng rộng 5.000 m2, cao 12m cùng toàn bộ giá đỡ chậu hoa lan hồ điệp và hệ thống tưới, lấy ánh sáng, tăng giảm nhiệt độ của nhà lồng. 

Sự hỗ trợ của hệ thống tự động đã giúp cho vợ chồng ông bà Trần Văn Minh - Hà Thị Huệ chỉ đạo công nhân chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật đối với hoa lan hồ điệp vốn được xem là khắt khe trong quy trình kỹ thuật chăm sóc. Nhờ vậy, vườn lan hồ điệp của gia đình ông Minh luôn đạt chất lượng rất cao, hiếm có cơ sở nào đạt được. 

Theo ông Minh, trong những năm qua, tỷ lệ lan hồ điệp đạt bảng A (chất lượng loại I) trong 5.000 m2 vườn lan của ông thường chiếm trên dưới 80%. Để đạt được bảng A, mỗi cành lan hồ điệp phải có từ 7-8 tay hoa đã nở, cùng 6-7 nụ hoa sẽ nở hết trong thời gian chưng hoa kéo dài trên 4 tháng. Theo đó, trong tổng số 120.000 cành hoa lan hồ điệp sắp xuất ra thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, vườn hoa lan hồ điệp của gia đình ông sẽ có trên 96.000 cành đạt bảng A. Và, với giá 160.000 đồng/cành như hiện nay, vườn hoa lan hồ điệp sẽ cho vợ chồng ông Minh doanh thu trên 25 tỷ đồng. Đó là chưa kể doanh thu có được vài tỷ đồng từ tận thu 20% cành hoa lan hồ điệp không đạt bảng A, bán với giá thấp hơn.

Cũng theo vợ chồng ông Minh, bà Huệ, trước đây các thị trường lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ… vốn có “gu” chơi hoa địa lan, nay chuyển mạnh sang “chơi” hoa lan hồ điệp, bởi giá “mềm” hơn, thời gian sử dụng lâu hơn, vận chuyển dễ hơn, nên chi phí vận chuyển thấp hơn. 

“Hiện thị trường trong nước tiêu thụ hoa lan hồ điệp rất lớn, vườn lan của gia đình ông không đủ cung cấp cho các khách hàng lớn trong nước, chưa kể rồi đây hoa lan hồ điệp của Lâm Đồng sẽ có mặt tại một số thị trường các nước trong khu vực, trên thế giới. Đến lúc đó “một chân trời mới” sẽ mở ra với nghề trồng hoa lan hồ điệp của Lâm Đồng và theo đó, sẽ có nhiều tỷ phú hoa lan hồ điệp, góp phần tạo nên một Lâm Đồng giàu mạnh, có hình ảnh đẹp trong tâm thức của những người chơi hoa sành điệu trong nước và trên thế giới!” - “Vua hoa lan hồ điệp” Trần Văn Minh tự tin khẳng định.

Theo Hoàng Đại Huynh (Báo Lâm Đồng)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 264


Hôm nayHôm nay : 41043

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1001191

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61323148