18:34 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xuất khẩu lao động năm 2016: Khởi sắc thị trường chất lượng cao

Thứ hai - 07/11/2016 04:38
Từ đầu năm đến nay, công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) khởi sắc trở lại, trong đó chú trọng thị trường chất lượng cao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản. Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã về cơ sở để tuyên truyền vận động, xúc tiến công tác XKLĐ.

 

Người lao động đang học tập trung tại Công ty Hải Phong trước khi xuất cảnh.
Người lao động đang học tập trung tại Công ty Hải Phong trước khi xuất cảnh.

Chuẩn bị hành trang

Khoảng 30 lao động trên địa bàn tỉnh đang được học tập trung tại Công ty CP Đầu tư và xây dựng Hải Phong chi nhánh Đà Nẵng, phần đông đã có lịch bay sang Nhật Bản làm việc trong tháng 12.2016. Trần Quốc Bảo (sinh năm 1983, xã Tam Mỹ Đông, huyện Núi Thành) tốt nghiệp trung cấp xây dựng, rồi xin việc làm nhưng cũng chỉ là thợ hồ. Sau nhiều năm lăn lộn với nghề hồ, Bảo có ý định xin đi XKLĐ rồi đăng ký tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh. Tay nghề phù hợp, Bảo được Công ty Hải Phong chọn để phỏng vấn. Do đã có kinh nghiệm trong nghề xây dựng nên Bảo có tay nghề khá vững. Khi Nghiệp đoàn Nhật Bản đến kiểm tra tay nghề, tổ chức chương trình thi bậc kỹ thuật viên, anh tự tin đăng ký thi. Nghiệp đoàn Nhật Bản đánh giá năng lực tay nghề của Bảo khá tốt nên từ vị trí đăng ký đi XKLĐ làm công nhân phổ thông thì anh đã đạt trình độ kỹ thuật viên. Hiện Bảo học tập trung tại Công ty Hải Phong chi nhánh Đà Nẵng và mới ra Hà Nội để tiếp tục một vòng thi nữa trước khi được chọn đi làm việc ở nước ngoài. Anh Bảo cho biết bản thân học hỏi được rất nhiều điều mới. Anh nói: “Tôi rất mừng khi đạt được trình độ kỹ thuật viên do phía Nhật Bản đánh giá. Điều này đồng nghĩa với việc khi tôi sang Nhật làm việc thì lương sẽ cao hơn, vị trí công việc sẽ tốt hơn. Nguyện vọng đi XKLĐ tôi đã nung nấu khá lâu rồi, nhưng vì nhiều lý do, trong đó có cả lý do tài chính nên khi đủ điều kiện thì đăng ký”.

Chị Nguyễn Thị Thuận (sinh năm 1994, xã Bình Giang, Thăng Bình) đăng ký đi XKLĐ tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, và cũng được phỏng vấn tại Công ty Hải Phong. Chị Thuận đăng ký đi làm nghề chế biến hải sản, sau khi được kiểm tra tay nghề đã được Công ty Saitoshoten ở Nhật Bản tuyển dụng. Và chị Thuận cũng đang học tập trung tại Công ty Hải Phong, đến tháng 12.2016 này chị sẽ bay sang Nhật làm việc. Chị Thuận cho biết: “Khi học tại đây, tôi được học về tác phong công nghiệp, tính kỷ luật của người Nhật Bản là điều rất quan trọng khi qua bên đó làm việc trong một môi trường rất chuyên nghiệp. Thêm nữa là học văn hóa, nghi lễ của Nhật Bản trong vấn đề giao tiếp và công việc cũng như khi ra xã hội. Chúng tôi được học từ những điều nhỏ nhất trong cung cách sinh hoạt hằng ngày đến khi vào trong các công ty làm việc. Bây giờ tôi rất háo hức chờ đến ngày xuất cảnh”.

Khảo sát thực tế

Lao động trên địa bàn tỉnh đến Công ty Hải Phong để học tập và đi làm việc đều được công ty đánh giá rất cao. Ông Nguyễn Duy Hiền - Phó Tổng Giám đốc Công ty Hải Phong cho biết: “Trước năm 2015 thì công ty chỉ tuyển lao động ở khu vực Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế. Từ khi tiếp cận với lao động của Quảng Nam, chúng tôi thấy người lao động của tỉnh rất cần cù, chịu khó học hỏi và có thể thích nghi được với môi trường làm việc khắt khe, yêu cầu kỹ thuật, tác phong công nghiệp cao. Vì vậy mà qua các đợt kiểm tra của Nghiệp đoàn Nhật Bản thì lao động Quảng Nam vượt qua với tỷ lệ cao, được tuyển dụng nhiều. Lao động Quảng Nam từng đi qua kênh của Hải Phong khoảng 100 người, hiện lao động của tỉnh học tập tại đây và đã có lịch bay”. Ông Hiền cho rằng công tác tư vấn, tuyên truyền trước khi lao động đến công ty phỏng vấn, học tập rất quan trọng. Vì tư vấn kỹ thì người lao động hiểu rõ và sẵn sàng đối mặt với những quy định khắt khe từ quá trình học tập chuẩn bị để đi làm việc. Và công ty cũng đã tổ chức nhiều chuyến xe để đưa lao động, người thân của lao động và chính quyền địa phương đến công ty tìm hiểu trước bởi “trăm nghe không bằng mắt thấy”, khi lao động yên tâm thì đến công ty học tập sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Xác định XKLĐ là con đường giải quyết việc làm hiệu quả, từ đầu năm 2016 đến nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã ráo riết về cơ sở để tuyên truyền, tư vấn về XKLĐ. Tất cả huyện đồng bằng tập trung đông lao động đều được trung tâm đến tận xã để tuyên truyền cho người lao động nắm bắt về những chính sách, nhu cầu XKLĐ sang thị trường chất lượng cao. Ông Lê Tôn Tưởng - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cho biết: “Việc đi thực tế như vậy mới thấy hết được những thuận lợi, khó khăn ở cơ sở làm ảnh hưởng đến công tác XKLĐ. Các địa phương dành sự quan tâm rất lớn cho công tác XKLĐ, hỗ trợ rất đắc lực cho trung tâm khi về cơ sở tư vấn chính sách. Người dân thiếu thông tin về XKLĐ, chỉ một vết ố nào đó liên quan đến XKLĐ  tác động đến người dân thì địa phương khó vận động người dân mặn mà với XKLĐ. Khi chúng tôi về cơ sở, nói rõ những chính sách, thông tin về thị trường chỉ tập trung nơi có chất lượng, có nguồn thu nhập và đi theo con đường chính thống thì người dân không sợ bị lừa. Từ đó người dân mới hiểu ra và đăng ký để được phỏng vấn đi XKLĐ”.

Ông Tưởng cho biết thêm, các đối tác là các công ty đang làm việc với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh để đưa người đi XKLĐ đều là những đơn vị được Bộ LĐ-TB&XH cấp phép, đảm bảo tính an toàn. Và trước khi cho lao động của tỉnh đi qua kênh của công ty nào, thì người của trung tâm đều phải đi tiền trạm trước, đến tận nơi tìm hiểu về cơ sở, về nơi ăn chốn ở, chương trình đào tạo… rồi mới hợp đồng với công ty đó để cung ứng lao động. Ngoài các công ty thì lao động của tỉnh còn đi XKLĐ theo các chương trình của Trung tâm Lao động ngoài nước đối với nghề ngư nghiệp ở Hàn Quốc, gồm nuôi trồng thủy hải sản và đánh bắt gần bờ. Sau khi lao động xuất cảnh, trung tâm phối hợp chặt chẽ với địa phương, gia đình và đặc biệt là Trung tâm Lao động ngoài nước để quản lý lao động của tỉnh.

Tác giả bài viết: Lê Diễm

Nguồn tin: baoquangnam.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 239

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 235


Hôm nayHôm nay : 52652

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 505279

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73552250