02:17 EDT Chủ nhật, 28/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Yên Bái: Sức sống mới ở Châu Quế Hạ

Thứ hai - 06/02/2017 11:19
Chúng tôi ngược lên vùng cao huyện Văn Yên, đến với Châu Quế Hạ - một xã đặc biệt khó khăn của huyện.

yen bai: suc song moi o chau que ha hinh anh 1

Hộ gia đình anh Hoàng Văn Thoát vươn lên thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu.

Mặc dù đã phần nào đoán trước nhưng khi “mục sở thị”, tôi mới thấy mảnh đất này đã thực sự thay đổi rồi. Đưa mắt ngắm nhìn khung cảnh xung quanh, tôi thoáng nhớ về khoảng thời gian  trước, con đường gồ ghề đầy ổ trâu, ổ voi làm chiếc xe máy của tôi nhảy chồm chồm như chú ngựa bất kham. Đời sống người dân còn nghèo khó, còn nhiều hủ tục. Ấy vậy, hôm nay, khi trở lại vùng quê này, Châu Quế Hạ đã mang một diện mạo mới.

Tiếp chúng tôi tại trụ sở UBND xã, khi được hỏi về cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở nơi đây, sau một hồi trầm ngâm như để nhớ lại những thăng trầm, rồi những chuyển mình, đổi thay của Châu Quế Hạ, đồng chí Hoàng Kim Ninh - Bí thư Đảng ủy xã chậm rãi kể: “Châu Quế Hạ có 1.812 hộ gia đình, 7.583 nhân khẩu với dân tộc Tày, Kinh, Dao cùng sinh sống ở 14 thôn, bản. Trước đây, do trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng hầu như không có gì nên cuộc sống của đồng bào nghèo lắm. Người dân chăm phát nương làm rẫy, cực nhọc, lam lũ là vậy nhưng đời sống vẫn rất chật vật, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu những điều kiện tối thiểu cho một cuộc sống đơn giản nhất. Bên cạnh đó, các hủ tục như một gánh nặng làm cho cái nghèo, cái khổ cứ đeo bám người dân hết năm này qua năm khác”.

Đó là cuộc sống của nhiều năm về trước, còn giờ đây, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, nhất là Chương trình 135 - như một chiếc “đòn bẩy” đã giúp người dân nơi đây có điều kiện vươn tới một cuộc sống mới. Bà con nông dân được hỗ trợ giống, tư liệu sản xuất, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, chăn nuôi bước đầu đã có sự phát triển. Sản xuất nông nghiệp đang có những đổi thay mạnh mẽ từ trong suy nghĩ đến cách làm. Năng suất lúa tuy chưa bằng các nơi khác trong tỉnh, nhưng nhiều gia đình đã có đủ gạo ăn quanh năm - điều mà bao đời nay người dân nơi đây luôn mong ước.

Với 213 ha ruộng nước, vụ nào Châu Quế Hạ cũng đưa vào gieo cấy bằng các giống lúa lai chất lượng cao, đưa tiến bộ kỹ thuật nên năng suất cả năm đạt 55,5 tạ/ha, sản lượng thóc 1.184 tấn. Bên cạnh đó, tận dụng diện tích đất, xã tuyên truyền vận động bà con trồng trên 400 ha cây màu các loại. Cùng với cây lúa, cây sắn được coi là cây chủ lực giúp người dân xóa đói giảm nghèo. Toàn xã hiện có 850 ha sắn, trong đó, có 650 ha sắn công nghiệp, 200 ha sắn địa phương, tổng sản lượng củ tươi 20.000 tấn. Phát triển chăn nuôi cũng được xã chú trọng, đàn trâu 1.195 con, đàn lợn 3.755 con, đàn gia cầm 45.700 con… sản lượng thịt hơi xuất chuồng gần 400 tấn.

Chúng tôi đến thăm hộ gia đình làm kinh tế giỏi Hoàng Văn Thoát ở thôn Phát. Anh tâm sự: “Mặc dù không phải người gốc Châu Quế Hạ nhưng gia đình tôi đã ở đây từ rất lâu rồi. Ban đầu, tôi mạnh dạn vay mượn vốn của bà con mua trâu, đến nay, đàn trâu đã phát triển được 12 con, mỗi năm bán 1 đến 2 con cũng thu về gần trăm triệu đồng.

Mừng hơn, chưa bao giờ tôi thấy địa phương thay đổi như ngày hôm nay. Điện - đường - trường - trạm được đầu tư, đời sống bà con ngày càng được nâng lên, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, thu nhập bình quân 20 triệu đồng/người/năm. Bản thân gia đình trước kia cũng thuộc diện hộ nghèo, nhưng cùng sự cần cù, chăm chỉ, Đảng và Nhà nước tạo điều kiện gia đình tôi nên mới có được cơ ngơi như ngày hôm nay”.

Giống như gia đình anh Thoát, hộ gia đình anh Nguyễn Danh Đức ở thôn Ngọc Châu từng là hộ nghèo của thôn. Không cam chịu đói nghèo, năm 2012, anh đã vay qua tổ chức tín dụng 90 triệu đồng để đầu tư xây dựng chuồng nuôi lợn nái và lợn thịt. Thời kỳ phát triển nhất, gia đình anh có trên 50 con lợn. Ngoài ra, anh còn trồng quế… Hàng năm, bình quân cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Đó là một trong những hộ gia đình tiêu biểu phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo và trở thành hộ khá giàu của xã.

Chia sẻ những thành quả đó, đồng chí Nguyễn Hữu Thủy - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Châu Quế Hạ xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Đảng bộ, chính quyền xã không ngừng đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế. Đảng bộ xã đã có nhiều giải pháp tích cực nhằm phát huy các điều kiện thuận lợi, khắc phục khó khăn, huy động các nguồn lực tập trung cho phát triển sản xuất. Với đặc thù là một xã thuần nông, do vậy, để thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói giảm nghèo, xã đã lãnh đạo nhân dân tập trung phát triển kinh tế, mũi nhọn là sản xuất nông, lâm nghiệp. Xã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về vốn, đất đai và tăng cường mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân”. 

Tạm biệt Châu Quế Hạ, lòng tôi thấy nhẹ nhàng, ấm áp lạ thường. Khắp các thôn, bản, những ánh lửa bập bùng trong từng nếp nhà, như những gam màu sáng thể hiện sự khát khao hướng tới một cuộc sống tươi đẹp hơn, đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu. 

Hộ gia đình anh Hoàng Văn Thoát vươn lên thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu.

Mặc dù đã phần nào đoán trước nhưng khi “mục sở thị”, tôi mới thấy mảnh đất này đã thực sự thay đổi rồi. Đưa mắt ngắm nhìn khung cảnh xung quanh, tôi thoáng nhớ về khoảng thời gian  trước, con đường gồ ghề đầy ổ trâu, ổ voi làm chiếc xe máy của tôi nhảy chồm chồm như chú ngựa bất kham. Đời sống người dân còn nghèo khó, còn nhiều hủ tục. Ấy vậy, hôm nay, khi trở lại vùng quê này, Châu Quế Hạ đã mang một diện mạo mới.

Tiếp chúng tôi tại trụ sở UBND xã, khi được hỏi về cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở nơi đây, sau một hồi trầm ngâm như để nhớ lại những thăng trầm, rồi những chuyển mình, đổi thay của Châu Quế Hạ, đồng chí Hoàng Kim Ninh - Bí thư Đảng ủy xã chậm rãi kể: “Châu Quế Hạ có 1.812 hộ gia đình, 7.583 nhân khẩu với dân tộc Tày, Kinh, Dao cùng sinh sống ở 14 thôn, bản. Trước đây, do trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng hầu như không có gì nên cuộc sống của đồng bào nghèo lắm. Người dân chăm phát nương làm rẫy, cực nhọc, lam lũ là vậy nhưng đời sống vẫn rất chật vật, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu những điều kiện tối thiểu cho một cuộc sống đơn giản nhất. Bên cạnh đó, các hủ tục như một gánh nặng làm cho cái nghèo, cái khổ cứ đeo bám người dân hết năm này qua năm khác”.

Đó là cuộc sống của nhiều năm về trước, còn giờ đây, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, nhất là Chương trình 135 - như một chiếc “đòn bẩy” đã giúp người dân nơi đây có điều kiện vươn tới một cuộc sống mới. Bà con nông dân được hỗ trợ giống, tư liệu sản xuất, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, chăn nuôi bước đầu đã có sự phát triển. Sản xuất nông nghiệp đang có những đổi thay mạnh mẽ từ trong suy nghĩ đến cách làm. Năng suất lúa tuy chưa bằng các nơi khác trong tỉnh, nhưng nhiều gia đình đã có đủ gạo ăn quanh năm - điều mà bao đời nay người dân nơi đây luôn mong ước.

Với 213 ha ruộng nước, vụ nào Châu Quế Hạ cũng đưa vào gieo cấy bằng các giống lúa lai chất lượng cao, đưa tiến bộ kỹ thuật nên năng suất cả năm đạt 55,5 tạ/ha, sản lượng thóc 1.184 tấn. Bên cạnh đó, tận dụng diện tích đất, xã tuyên truyền vận động bà con trồng trên 400 ha cây màu các loại. Cùng với cây lúa, cây sắn được coi là cây chủ lực giúp người dân xóa đói giảm nghèo. Toàn xã hiện có 850 ha sắn, trong đó, có 650 ha sắn công nghiệp, 200 ha sắn địa phương, tổng sản lượng củ tươi 20.000 tấn. Phát triển chăn nuôi cũng được xã chú trọng, đàn trâu 1.195 con, đàn lợn 3.755 con, đàn gia cầm 45.700 con… sản lượng thịt hơi xuất chuồng gần 400 tấn.

Chúng tôi đến thăm hộ gia đình làm kinh tế giỏi Hoàng Văn Thoát ở thôn Phát. Anh tâm sự: “Mặc dù không phải người gốc Châu Quế Hạ nhưng gia đình tôi đã ở đây từ rất lâu rồi. Ban đầu, tôi mạnh dạn vay mượn vốn của bà con mua trâu, đến nay, đàn trâu đã phát triển được 12 con, mỗi năm bán 1 đến 2 con cũng thu về gần trăm triệu đồng.

Mừng hơn, chưa bao giờ tôi thấy địa phương thay đổi như ngày hôm nay. Điện - đường - trường - trạm được đầu tư, đời sống bà con ngày càng được nâng lên, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, thu nhập bình quân 20 triệu đồng/người/năm. Bản thân gia đình trước kia cũng thuộc diện hộ nghèo, nhưng cùng sự cần cù, chăm chỉ, Đảng và Nhà nước tạo điều kiện gia đình tôi nên mới có được cơ ngơi như ngày hôm nay”.

Giống như gia đình anh Thoát, hộ gia đình anh Nguyễn Danh Đức ở thôn Ngọc Châu từng là hộ nghèo của thôn. Không cam chịu đói nghèo, năm 2012, anh đã vay qua tổ chức tín dụng 90 triệu đồng để đầu tư xây dựng chuồng nuôi lợn nái và lợn thịt. Thời kỳ phát triển nhất, gia đình anh có trên 50 con lợn. Ngoài ra, anh còn trồng quế… Hàng năm, bình quân cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Đó là một trong những hộ gia đình tiêu biểu phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo và trở thành hộ khá giàu của xã.

Chia sẻ những thành quả đó, đồng chí Nguyễn Hữu Thủy - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Châu Quế Hạ xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Đảng bộ, chính quyền xã không ngừng đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế. Đảng bộ xã đã có nhiều giải pháp tích cực nhằm phát huy các điều kiện thuận lợi, khắc phục khó khăn, huy động các nguồn lực tập trung cho phát triển sản xuất. Với đặc thù là một xã thuần nông, do vậy, để thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói giảm nghèo, xã đã lãnh đạo nhân dân tập trung phát triển kinh tế, mũi nhọn là sản xuất nông, lâm nghiệp. Xã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về vốn, đất đai và tăng cường mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân”. 

Tạm biệt Châu Quế Hạ, lòng tôi thấy nhẹ nhàng, ấm áp lạ thường. Khắp các thôn, bản, những ánh lửa bập bùng trong từng nếp nhà, như những gam màu sáng thể hiện sự khát khao hướng tới một cuộc sống tươi đẹp hơn, đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu.

 
Theo Trần Minh (Báo Yên Bái)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 170

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 165


Hôm nayHôm nay : 33791

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1327211

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65313155