19:58 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Nghệ An: Đừng để đi trước về sau

Thứ ba - 14/11/2017 20:19
Theo đánh giá, Nghệ An là tỉnh “đi trước” so với nhiều tỉnh thành khác trong cả nước về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tuy nhiên, kết quả mà Nghệ An đạt được chưa thực sự xứng đáng với tiềm năng và quyết tâm của tỉnh. Làm sao để “đi trước” mà không phải “về sau”, không bị tụt hậu so với những trung tâm nông nghiệp công nghệ cao như Lâm Đồng, Hà Nội đang là một bài toán đối với Nghệ An.

Chế biến dược liệu ở Tập đoàn TH. Ảnh: Châu Lan
Chế biến dược liệu ở Tập đoàn TH. Ảnh: Châu Lan

Nhận diện hạn chế của Nghệ An

Có thể nói, Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) của Nghệ An phát triển khá sớm và có những kết quả tốt. 

Mặc dù vậy, NNCNC của Nghệ An còn nhiều hạn chế. Sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn tỉnh mới tập trung chủ yếu vào việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản. Hầu hết mới ứng dụng từng khâu chưa đạt chuỗi. Ví dụ nuôi cá mới chọn được giống, trồng quả mới chọn được khâu tưới hay khâu nhà lưới... mà chưa tính đến khâu chế biến, tiêu thụ. Do đó hiệu quả chưa cao.

Theo thống kê, ở Đà Lạt, hiệu quả 1 ha NNCNC đã đạt khoảng 400 - 500 triệu đồng thì ở Nghệ An mới đạt bình quân 200 - 250 triệu đồng/ha. 

Việc ứng dụng các công nghệ thông tin, tự động hóa sản xuất, công nghệ sinh học, các quy trình canh tác tiên tiến (ICM, VietGAP)… vẫn còn hạn chế.

Sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn sạch, an toàn (GAP) đã được chú trọng, nhưng việc duy trì thường xuyên là vấn đề. Để đạt được tiêu chuẩn này đòi hỏi người sản xuất phải đưa mẫu đi Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh kiểm nghiệm (ở Nghệ An chưa có) lại chi phí đắt đỏ và kiểm nghiệm theo vụ, theo mùa nên chắc chắn sản phẩm được kiểm nghiệm rất ít và không thường xuyên.  

Giá cả của sản phẩm NNCNC cũng chưa cạnh tranh được với sản phẩm thông thường. Sản phẩm rau củ từ Trung Quốc (tiêu thụ mạnh tại các nhà hàng, quán ăn) giá thành chỉ bằng 2/10 so với sản phẩm NNCNC, do đó sản phẩm NNCNC đang khó khăn khi tiêu thụ.

Một hạn chế nữa là vai trò của Nhà nước, địa phương chưa “chắp cánh” cho NNCNC, các trung tâm kỹ thuật, khoa học, nghiên cứu chọn tạo giống chưa có tính thuyết phục. Hầu hết giống đang phải tự đi mua ở Hà Nội, các Viện nghiên cứu ngoài tỉnh. Khoa học kỹ thuật ở địa phương chưa thể hiện rõ vai trò trong các khâu của NNCNC. 

Một hạn chế nữa là cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa rõ và rất thiếu nguồn lực. Sản xuất đang hướng đến số lượng chưa tính đến bài toán đầu ra. Hình thức tổ chức trong sản xuất NNCNC còn hạn chế. Mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy chạy. Các doanh nghiệp chưa có sự liên kết với người dân, với HTX và ngược lại. Chưa có những diễn đàn, hiệp hội trong lĩnh vực này để trao đổi kinh nghiệm, tổng kết đánh giá và chưa có cơ chế để kiểm soát lẫn nhau đối với sản phẩm sản xuất ra trước khi đến tay người tiêu dùng.

Ai cũng cho rằng sản phẩm của mình sạch, đảm bảo, tuy nhiên truyền thông minh chứng cho điều đó đối với người tiêu dùng còn hạn chế. Người viết bài này có lần chứng kiến hình ảnh chuyên gia Nhật Bản bẻ rau sống ở Đà Lạt ăn ngon lành, tuy nhiên ở Nghệ An việc đó còn là vấn đề. 

Những việc cần làm ngay

Nông nghiệp công nghệ cao là định hướng phát triển đúng đắn của Chính phủ khi mà nhu cầu những sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn chất lượng ngày càng cao ngày càng tăng. Đất dành cho nông nghiệp ngày càng thu hẹp bởi đô thị hóa.

Đặc biệt những biến đổi khí hậu ảnh hưởng đang ngày càng đe dọa trực tiếp đến sản xuất truyền thống. Bão lũ như năm nay thậm chí còn làm mất hết cả rau màu, nguồn cung không đủ phải nhập tiểu ngạch rất nhiều rau củ Trung Quốc không đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phát triển mạnh NNCNC trong thời gian tới là định hướng mà ngành Nông nghiệp Nghệ An đang hướng tới như một lẽ tất yếu mà thế giới đang thực hiện. Mục tiêu đưa tỷ trọng giá trị sản xuất NNCNC chiếm khoảng 15-20%  tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Lúa thảo dược của công ty Vĩnh Hòa. Ảnh: Thái Dương
Lúa thảo dược của công ty Vĩnh Hòa (Yên Thành). Ảnh: Thái Dương

Tỉnh cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, phát triển khoảng 500 - 600 ha diện tích sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao, trong đó hình thành và phát triển 3-5 vùng sản xuất rau công nghệ cao với tổng diện tích 450 ha.

Hình thành 1 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tập trung tại huyện Nghĩa Đàn, quy mô 200 ha; Phát triển khoảng 800 - 1.000 ha diện tích chè ứng dụng công nghệ cao, khoảng 600 - 800 ha diện tích cam và khoảng 800- 1.000 ha diện tích cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao...

Ông Nguyễn Văn Lập - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chia sẻ: Thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực, có niềm đam mê vào sản xuất NNCNC là một giải pháp bởi các doanh nghiệp này là đầu tàu trong ứng dụng công nghệ, không bị bó hẹp về vốn và triển khai được đúng mục tiêu.

Hiện nay thị trường cây ăn quả sạch đang là mảnh đất tiềm năng cho các doanh nghiệp tìm hiểu, đầu tư. Người Việt nói chung và người Nghệ An đã bắt đầu sợ phải ăn trái cây Trung Quốc trong khi trái cây của Nghệ An rất giá trị như cam, bưởi, hồng, bơ, ổi...

Đổi mới hình thức tổ chức trong sản xuất là điều quan trọng. Nghệ An sẽ phải kiện toàn lại các HTX, sẽ xây dựng các HTX chuyên ngành, như HTX rau, HTX cây ăn quả, HTX chăn nuôi... và liên kết với doanh nghiệp, để ứng dụng công nghệ cao và thực hiện sản xuất, kinh doanh chuyên nghiệp hơn. 

Chính sách là cú hích quan trọng đối với NNCNC. Tỉnh phải dành nguồn lực hỗ trợ đầu tư cho lĩnh vực này. Hiện nay một số huyện như  Con Cuông, Diễn Châu đã tiên phong dành nguồn lực xây dựng mô hình cho NNCNC rất tốt nhằm làm cho bà con hiểu được vì sao phải sản xuất NNCNC, đó là vì sức khỏe cộng đồng, là gia tăng giá trị.

Chính sách phải hỗ trợ nhà lưới, hỗ trợ địa điểm bán hàng theo chuỗi cho các doanh nghiệp. Sở NN&PTNT đang đề xuất với UBND tỉnh và HĐND tỉnh sẽ dành nguồn hỗ trợ  địa điểm kinh doanh bán hàng theo chuỗi. Mỗi tháng khoảng 3 triệu đồng địa điểm. Về nhà lưới  không quá 300 triệu đồng/mô hình, tối thiểu 1.000m2.

Chúng tôi thấy rằng, một vấn đề quan trọng là không sản xuất đại trà. Chọn cây gì, con gì đây để tiêu thụ được, để có lãi.  Nếu nhà nào cũng làm dưa ,nhà nào cũng làm rau thì nguy cơ dư thừa sản phẩm rất cao. Nghệ An là tỉnh hấp dẫn về nông nghiệp, có rau, lúa, chè, mía, cam, chanh leo, dược liệu, bò sữa, bò thịt, lợn thịt,  nuôi tôm thẻ chân trắng... vậy sẽ chọn các đối tượng nào cũng cần được xóc lại, định hướng. 

NNCNC là  bước đi tất yếu, là tương lai của nông nghiệp, triển khai sớm chừng nào thì càng có lợi thế chừng đó. Hiện nay ở Nghệ An mới chỉ nhìn thấy rõ vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân trong phát triển NNCNC, trong khi đó vai trò của Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông chưa rõ nét.  

Ngay cả đất đai cần được tích tụ, giao và cho doanh nghiệp thuê ổn định lâu dài để yên tâm đầu tư công nghệ. Để tập hợp nông dân sản xuất NNCNC, không có giải pháp nào hay hơn là thành lập các HTX và thu hút các nông hộ vào đó, đây là cách mà các nước phát triển đã làm và Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện.

Vừa qua các cơn bão đổ vào Nghệ An tàn phá nông nghiệp, tuy nhiên các khu nhà lưới ở vùng Con Cuông, Nghĩa Đàn... lại không  bị ảnh hưởng. Điều đó cho thấy chọn vùng sản xuất NNCNC cũng rất quan trọng. 

Đối với giới trẻ đam mê sản xuất NNCNC cần tạo cho họ điều kiện về vốn để khởi nghiệp bởi NNCNC đòi hỏi quản trị bằng công nghệ, thông tin và sự nhanh nhạy.

Và hơn hết người tiêu dùng mong sản phẩm NNCNC phải  đảm bảo tiêu chuẩn, sạch, an toàn được sản xuất bằng chính trái tim và trách nhiệm đối với xã hội. Làm được như vậy, tin chắc nông nghiệp ứng dụng CNC Nghệ An sẽ sớm cất cánh.

Để khuyến khích sản xuất NNCNC, Chính phủ có chủ trương dành gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.

Tác giả bài viết: Nhóm P.V

Nguồn tin: www.baonghean.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 370

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 368


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1346160

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74393131