Tháng 4.2016, Bộ NNPTNT cũng đã ban hành Quyết định số 1134 phê duyệt quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020 là 9.940ha và tiềm năng phát triển đến 2030 là 34.500ha.
Hội thảo đầu bờ về kỹ thuật trồng mắc ca tại xã Tân Hà,huyện Lâm Hà, Lâm Đồng. Ảnh: H.S
Tuy nhiên, gần 3 năm trôi qua kể từ khi có chính sách khuyến khích của Chính phủ, đã có thêm nhiều nông dân và doanh nghiệp tham gia đầu tư trồng mắc ca ở cả Tây Nguyên và Tây Bắc, nhưng chưa có một dự án đầu tư mắc ca nào nào được hưởng chính sách khuyến khích theo Nghị định 210. Trong khi các chuyên gia đang thảo luận là do thiếu tiền, hay thiếu chính sách đồng bộ, thì một số chủ đầu tư mắc ca ví tình cảnh này như là “mỡ treo, mèo nhịn”.
Ông Lê Rế - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Krông Năng (Đăk Lăk) cho rằng: Cho dù chính sách khuyến khích trồng mắc ca của Chính phủ đã có từ 2013, nhưng đến nay chỉ mới có quy hoạch vùng, tại Đăk Lăk chưa có quy hoạch chi tiết. Bộ NNPTNT cũng chưa ban hành quy trình kỹ thuật canh tác mắc ca. “Các quy trình hiện nay mà người dân đang áp dụng chủ yếu là qua các công ty tư nhân, chưa có tính chính thống...” – ông Lê Rế nói.
Ông Rế cho biết, việc chưa có các văn bản nêu trên, theo ông Rế, khiến các cơ quan tham mưu về phát triển cây mắc ca ở địa phương thiếu cơ sở vững chắc khi tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương.
Nguồn: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn