05:26 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Chính sách nông thôn mới » Thông tin thực hiện chính sách


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đoạn trường chính sách: Những đặc ân không dám hưởng

Thứ tư - 22/04/2015 05:24
Dân quê được đồng nào hay đồng ấy, vậy mà ở một số nơi cứ nhắc đến chính sách hỗ trợ là người ta lắc đầu nguầy nguậy. Chán nản lắm mà bức xúc cũng nhiều./ Mỏi mòn chờ vốn...
Ở quê, cái sổ hộ nghèo là cứu cánh của nhiều người, lại thêm các chế độ chính sách, người có công, người cao tuổi. Chính sách hỗ trợ nhiều.  “Trốn” chính sách hỗ trợ Một trong những chính sách kiểu... đánh đố khiến người được hưởng rất phàn nàn là hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo và người có công. Đã có những trường hợp từ chối tiếp nhận chính sách vì rơi vào thế khó. Huyện Kim Bảng, vùng bán sơn địa thuần nông của tỉnh Hà Nam là địa phương khá chú trọng đến công tác giảm nghèo. Bằng chứng là tỷ lệ hộ nghèo hàng năm cứ theo chỉ tiêu mà giảm rất nhanh, giảm rất quyết liệt. Thực tế thì chẳng ai biết có giảm nghèo được thật hay chỉ giảm về hình thức cho đẹp con số nhưng nói về chính sách cho hộ nghèo ở địa phương này nhiều vô kể. Nóng nhất vẫn là chính sách hỗ trợ xây nhà. Cứ mỗi lần có đợt hỗ trợ, làng trên xóm dưới bàn tán rất xôm. Buồn một nỗi, khá nhiều lời lẽ rất khó nghe phát ra từ miệng những người được hưởng lợi. Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề hỗ trợ nhà ở cho người có công, chính quyền các cấp huyện Kim Bảng rất rốt ráo trong việc áp dụng vào thực tiễn. Tất cả các hộ đủ tiêu chuẩn đều được các xã lên danh sách nhằm hưởng mức hỗ trợ từ 20-40 triệu đồng/hộ đối với gia đình chính sách đang ở nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng. Song song với Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, chính quyền huyện Kim Bảng cũng rất tích cực trong việc huy động các nguồn vốn hỗ trợ xóa nhà tạm cho các hộ nghèo. Trước áp lực xây dựng nông thôn mới, thực hiện chính sách giảm nghèo, hộ nghèo vừa phải giảm tỷ lệ, vừa phải có nhà ở đàng hoàng. Chỉ có điều, chính sách này cũng xảy ra nhiều trường hợp đánh đố người dân. Ở Kim Bảng, việc thoát nghèo và xóa nhà tạm được triển khai theo chỉ tiêu. Huyện áp xuống xã, xã áp xuống thôn, thôn đi vận động từng nhà. Gian nan, phức tạp vô cùng. Theo một thống kê của phòng LĐ-TB&XH huyện Kim Bảng đầu năm 2015, năm vừa rồi cả huyện xây mới và sửa chữa 38 ngôi nhà cho các hộ nghèo. Chỉ tiêu trên giao hoàn thành vượt mức. Tuy nhiên những con số khá đẹp trong báo cáo không thể che đậy một thực tế, nhiều hộ nghèo thà chấp nhận tiếp tục ở nhà tạm chứ nhất quyết không chịu vào danh sách hỗ trợ để xây nhà. Là một trong những địa phương khó khăn của huyện Kim Bảng nên xã Thụy Lôi thường xuyên được ưu tiên “tiêu ứng” các chính sách hỗ trợ. Mặc dù có ưu ái thật, nhưng Chủ tịch UBND xã Trần Văn Thọ lại không được mặn mà cho lắm: Đối với hộ nghèo, hộ gia đình có công thì chính sách hỗ trợ xóa nhà tạm và chính sách cho vay vốn xóa đói giảm nghèo rất thiết thực, tuy nhiên có nhiều hộ gia đình không thực hiện được. Hàng năm cấp trên đều giao chỉ tiêu cho xã, thôn lập danh sách những hộ gia đình đang ở nhà tạm để đưa vào danh sách hỗ trợ làm nhà, với mức hỗ trợ 40 triệu đồng đối với hộ chính sách, 8-10 triệu đồng đối với hộ nghèo. Chúng tôi cũng đã rà soát kỹ, làm rất quyết liệt, nhưng nhiều hộ không thể “đối ứng” nên đành phải cắt, trả chỉ tiêu hỗ trợ. Nhác thấy bóng trưởng thôn Nguyễn Văn Phong vào ngõ nhà mình, cả cụ ông Nguyễn Văn Mỡi (76 tuổi) lẫn cụ bà Trần Thị Gườm (75 tuổi, thôn Hồi Trung, xã Thụy Lôi) đều lần khần, đùn đẩy nhau ý không muốn tiếp. Cho dù họ biết trưởng thôn đang đến tìm cách giúp đỡ nhà mình. Đơn giản là vì trưởng thôn lại đi vận động các gia đình chính sách, các hộ nghèo làm đơn xin hưởng chính sách hỗ trợ làm nhà cho đủ chỉ tiêu trên giao. Trái với sự nhiệt tình của trưởng thôn Phong, đa phần những hộ gia đình nằm trong diện được hỗ trợ ở Hồi Trung đều tỏ ra ngán ngẩm dù họ được hưởng lợi trực tiếp. Tất cả các tiêu chí để được nhận hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg ông bà Mỡi đều đầy đủ, nếu không muốn nói là cấp bách. Căn nhà tạm dột nát, nứt toang hoác, nhiều chỗ xuống cấp rất nguy hiểm. Ông Mỡi là công nhân về mất sức, không còn khả năng lao động. Bà Gườm, trước khi đến với ông bà có một đời chồng là liệt sĩ nên bây giờ đang được hưởng chế độ chính sách người có công. Con trai con gái đủ cả nhưng đều ở dạng đủ ăn, hầu như không giúp đỡ được gì cho bố mẹ. Vì lẽ ấy, mỗi khi có chính sách hỗ trợ làm nhà trưởng thôn Phong nghĩ ngay đến ông bà đầu tiên, nhưng lần nào cũng vậy, họ chưa dám quyết. Trường hợp của gia đình ông bà được hỗ trợ mức tối đa, 40 triệu đồng, xem chừng rất ưu ái. Nhưng nếu ngồi nghe ông trưởng thôn hạch toán kỹ mới thấu vì sao hai cụ già lại sợ chính sách đến thế. Chưa nói đến việc xây mới, nếu muốn cải tạo căn nhà hiện tại phải cần ít nhất từ 130-150 triệu đồng. Lấy đâu ra gần cả trăm triệu để mà đối ứng? Sức già tất nhiên là không dám mơ mộng, thành thử, nghe chính sách cho tiền của Nhà nước thì thích thật, ông bà cụ rất thèm nhưng lực bất tòng tâm. Đâu chỉ có ông bà cụ Mỡi. Trưởng thôn Phong thống kê, Hồi Trung có gần chục hộ cứ mỗi khi nghe đến chính sách hỗ trợ thì thái độ gần như muốn trốn. Hộ ông Trọng, bà Hà, bà Tý, bà Mẳn, ông Tê, bà Họ, chị Thủy… Kỳ lạ ở chỗ, cả thôn có 247 hộ, 12 hộ nghèo, 8 hộ cận nghèo. Tỷ lệ rất “đẹp”, nhưng kể cả khi huy động hết anh em họ hàng cũng không có đủ tiền để “đối ứng” nguồn hỗ trợ. “Năm kia tu sửa vớ vẩn được vài hộ, năm nay trên cũng giao chỉ tiêu thoát 8 hộ nghèo. Cả huyện, xã, thôn đi vận động mỏi cả mồm người ta vẫn không chịu nhận. Xóa nhà tạm phải đổ trần, phải kiên cố hóa, hỗ trợ 8 triệu, 10 triệu hay cao nhất là 40 triệu thì cũng tiêu ứng được. Ông Phạm Văn Nam, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Kim Bảng ngồi thống kê một loạt chính sách hỗ trợ mà người nghèo được hưởng: Hỗ trợ bảo hiểm y tế, trợ cấp tiền điện, vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ làm nhà ở... Nghe rất sướng tai, nhưng rồi chính ông cũng phải thừa nhận thực tế, để hưởng được chính sách không phải dễ. Từ sau thất bại của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến chính sách hỗ trợ nhà ở với mức hỗ trợ mà ông Nam thừa nhận là nhiều lúc thấy... ngại. Đa số hộ nghèo rơi vào những hoàn cảnh độc thân, già cả, ốm đau, anh em khó khăn, nội lực trong dòng họ không có thì lấy đâu ra tiền mà đối ứng? Nói thật là thoát nghèo chỉ để đảm bảo con số 0,3% theo các tiêu chí cho đẹp thôi”, trưởng thôn Phong chán nản. "Vì họ không nghèo nên không biết đó thôi" Tôi đi gặp hầu hết những hộ dân từ chối nhận hỗ trợ làm nhà. Tất cả họ đều nói, không phải không muốn nhận, chỉ có điều mức hỗ trợ không thực tế. Họ cũng không ngại ngần để vay mượn thêm để bù vào nhưng chuyện người nghèo đi vay tiền thời buổi này rất khó. Chính Chủ tịch xã Thụy Lôi nói thẳng: Ngân hàng không gì khó khăn, nguồn vốn cũng thoải mái với hộ nghèo, hộ chính sách nhưng có một thực tế là chỉ những hộ khá giả có điều kiện vay vốn làm ăn, còn hộ nghèo không dám vay. Thụy Lôi hiện chỉ còn 5,2% hộ nghèo, mức vay ưu đãi với lãi suất 0,6%/năm. Ưu đãi thật đấy nhưng tiếp cận rất khó vì cần phải lập dự án phát triển kinh tế hoặc vận dụng vào các nguồn vốn nước sạch, môi trường… Thành thử ở đây, từ lâu, những hộ thuộc diện ưu đãi còn khó tiếp cận hơn cả hộ bình thường. Cái sự “không dám” của người nghèo hóa ra có lý. Tôi vào nhà chị Hoàng Thị Yến (45 tuổi), một trong những hộ xây được nhà nhờ chính sách hỗ trợ. Ngôi nhà cấp 4 kiên cố nhưng không có tiền để vôi ve. Căn nhà của gia đình chị Yến Chị Yến nói, để xây được nó phải huy động cả họ hàng vay mượn hơn 100 triệu đồng “đối ứng” với số tiền hỗ trợ 35 triệu (thực ra là 40 triệu nhưng trong quá trình thực hiện hỗ trợ “thuốc nước” mất 5 triệu đồng). Từ khi anh chồng Nguyễn Văn Uẩn đổ bệnh, một mình chị nuôi chồng, nuôi hai đứa con cộng với gánh nợ khổng lồ. Đợt có chính sách hỗ trợ bò sinh sản, gia đình có được hỗ trợ nửa con, chung với gia đình khác. Nợ họ nửa tiền để lấy bò về, đến nay vẫn chưa trả nổi. Có lẽ vì chứng kiến cái cảnh nợ nần ấy mà ông bà Nguyễn Văn Tê ở nhà bên cạnh mấy lần đồng ý vào danh sách hỗ trợ rồi nhưng lại xin rút. Thêm một lẽ, ông bà rúm ró lên ngân hàng chính sách đặt vấn đề vay tiền để “đối ứng” liền bị cô nhân viên nói mỉa: Thôi chả dại. Cho ông bà vay rồi ông bà chết lấy ai trả cho chúng tôi đây. Hai vợ chồng sống nhờ đồng trợ cấp tiền cao tuổi của ông. Cũng không hiểu sao bà lại không được hưởng. Mấy lần ông bà lên UBND xã để hỏi thì họ nói giấy tờ thất lạc, phải chạy, mất chừng dăm bảy triệu, không biết đến lúc được có còn sống để mà hưởng hay không. Đấy. Những trường hợp như thế này ở Thụy Lôi còn nhiều. Chả trách chính sách hỗ trợ về lần nào dân lại khăng khăng không chịu nhận....
Theo NongNghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 194


Hôm nayHôm nay : 36295

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 987324

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72670033