05:52 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Chính sách nông thôn mới » Thông tin thực hiện chính sách


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đoạn trường chính sách: Quá nhiều 'nút thắt' triển khai Nghị định 67

Thứ năm - 23/04/2015 07:13
Vì sao đến nay nhiều địa phương vẫn chưa thể triển khai được Nghị định 67 của Chính phủ? Theo nhận định của ông Vũ Văn Nghía – Chủ tịch UBND xã Lập Lễ thì mọi “nút thắt” đều từ cơ chế, chính sách mà ra và mấu chốt vẫn là ở ngân hàng
Đoạn trường chính sách: Quá nhiều nút thắt triển khai Nghị định 67

Nghị định 67 của Chính phủ “Về chính sách phát triển thủy sản” ra đời nhằm giúp ngư dân bám biển, hình thành những tổ hợp tác khai thác, thu mua hải sản, tạo môi trường kinh tế biển phát triển ổn định. Đó còn là mạch nguồn dân tộc kết nối để bảo vệ chủ quyền và lãnh hải Tổ quốc. Song không ít “nút thắt” trong thực thi Nghị định chưa được tháo gỡ. Để rồi ngư dân là chủ thể lại chưa thật sự được thụ hưởng chính sách này? Chính quyền đủng đỉnh Tại một cuộc họp liên quan đến Nghị định 67 tổ chức ở Đà Nẵng, lãnh đạo Bộ NN-PTNT đã lên tiếng phê bình TP Hải Phòng quá chậm chạp trong triển khai Nghị định của Chính phủ và văn bản hướng dẫn của Bộ NN-PTNT. Bằng chứng là tháng 7/2014, Nghị định 67 được ban hành nhưng đến ngày 17/3/2015, UBND TP Hải Phòng mới có văn bản hướng dẫn thực hiện. Ngày 23/3, Sở NN-PTNT chủ trì họp với Sở Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các quận, huyện liên quan, thống nhất một số nội dung. Trong đó cho hay ngư dân các địa phương đăng ký đóng mới 504 tàu có công suất trên 400 CV. Đề cập đến nguyên nhân Hải Phòng đủng đỉnh trong triển khai Nghị định của Chính phủ, một cán bộ ngành thủy sản TP Hải Phòng cho rằng, thời gian qua, TP tập trung xây dựng nông thôn mới và Đại hội Đảng các cấp nên cũng họp hành nhiều! Công bằng mà nói, trước khi có Nghị định 67, TP Hải Phòng đã hai lần ban hành chính sách hỗ trợ 100% lãi suất cho ngư dân vay vốn đóng tàu mới và cải hoán tàu. Tuy nhiên, do những điều kiện khắt khe trong nội hàm chính sách và việc triển khai nhiều nơi còn cứng nhắc, gây khó dễ cho ngư dân nên đến thời điểm này, dư nợ chỉ vỏn vẹn 2 tỷ đồng. Lẽ ra con số đó phải là hàng trăm tỷ đồng. Xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) được mệnh danh là trọng điểm đánh cá miền Bắc với 648 tàu khai thác. Tổng sản lượng đánh bắt hàng năm của Hải Phòng khoảng 52 ngàn tấn thì Lập Lễ đóng góp 40 ngàn tấn. Chờ đợi quá lâu, nhiều ngư dân đã rút khỏi danh sách đăng ký. Một số trường hợp đi thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng theo nguồn vốn thương mại để đóng tàu cho kịp mùa vụ. Ngư dân Đinh Văn Bách ở thôn Lạch Sẽ, xã Lập Lễ (Thủy Nguyên – Hải Phòng) không chờ đợi được nữa đành vay 5 tỷ đồng của anh em, bạn bè để đóng mới tàu 800 CV cho kịp ra khơi trong vài tháng tới. Thời gian đầu triển khai quyết định của TP, xã Lập Lễ gửi danh sách 19 hộ đề nghị được vay gói hỗ trợ 100% lãi suất. Sau 5 năm chỉ có duy nhất hộ Lê Văn Phinh ở thôn Bảo Kiếm được vay 400 triệu đồng. “18 hộ còn lại đành chào Nhà nước, chào ngân hàng. Họ đành phải vay lãi suất cao ở bên ngoài để đầu tư đóng mới, cải hoán tàu” – Chủ tịch UBND xã Lập Lễ Vũ Văn Nghía cho hay. Lý do ngư dân không tiếp cận được vốn vay, theo ông Nghía là do các điều kiện của ngân hàng quá khắt khe. Ngân hàng yêu cầu nhiều thủ tục giấy tờ rườm rà. Chẳng hạn, muốn vay được phải trả hết số nợ (nếu có) còn trong ngân hàng và phải có hóa đơn đối với các thiết bị đầu tư con tàu. Điều này không sát với thực tiễn cuộc sống. Bởi lẽ, ở Lập Lễ có 4 cơ sở đóng tàu nhưng đều là kinh tế hộ. Các cơ sở được hình thành từ kinh nghiệm đi biển, cha truyền con nối. Họ không phải là doanh nghiệp, đòi hỏi hóa đơn là không thiết thực. Việc mua máy, phần nhiều ngư dân mua trôi nổi trên thị trường hoặc mua lại của chủ tàu khác thì khó mà có được hóa đơn. Cũng như Hải Phòng, sau 6 tháng Nghị định 67 có hiệu lực, đến nay tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa có con tàu nào được hạ thủy. Chờ đợi quá lâu, nhiều ngư dân đã vay vốn bên ngoài đóng mới tàu cho kịp vụ cá. Hiện tại tỉnh Khánh Hòa mới phê duyệt danh sách đóng 15 tàu và nâng cấp 5 tàu trong tổng số 160 tàu được Trung ương phân bổ. Trong 21 mẫu tàu vỏ thép được Bộ NN-PTNT công bố thì ngư dân lại muốn đóng tàu vỏ composite, tàu vỏ gỗ. Vì vậy, ngư dân đang chờ các cơ quan chức năng thiết kế các loại tàu này. Ông Mai Thành Phúc, ở Hòn Rớ, xã Phước Đồng, TP Nha Trang cho biết, khi biết Nghị định 67, tôi kỳ vọng sớm có thêm 1 con tàu hiện đại để tham gia liên kết khai thác cá ngừ đại dương theo chuỗi. Do không có mẫu thiết kế sẵn, tôi đành hợp đồng với Viện Nghiên cứu Chế tạo tàu thủy (Đại học Nha Trang) thiết kế tàu dài 24m, rộng 6,5m, công suất 850 CV có mức đầu tư 8 tỷ đồng, trong đó vốn vay 7,6 tỷ. Hiện tàu đã thiết kế xong, hồ sơ đã gửi đi nhưng chưa nhận được hồi âm. Nhiều ngư dân ngóng đợi chính sách của NĐ 67 sớm đi vào cuộc sống Khó gỡ! Đề cập đến việc đóng tàu vỏ thép, ông Vũ Văn Nghía – Chủ tịch UBND xã Lập Lễ cho rằng, mình vốn là người có kiến thức về cơ khí nên đề nghị phải có một cơ quan độc lập trong việc thẩm định và chịu trách nhiệm về nguồn nguyên liệu đóng tàu. Nguyên liệu đó phải được nhập từ các nước có nền cơ khí hiện đại như Nga, Nhật Bản thì may ra tàu vỏ thép mới chịu đựng được sóng giữ và môi trường ở biển khơi được. Vì sao đến nay nhiều địa phương vẫn chưa thể triển khai được Nghị định 67 của Chính phủ? Theo nhận định của ông Vũ Văn Nghía – Chủ tịch UBND xã Lập Lễ thì mọi “nút thắt” đều từ cơ chế, chính sách mà ra và mấu chốt vẫn là ở ngân hàng. Giải pháp mà ông Nghía đưa ra là nên “nới lỏng” để địa phương chủ động thống nhất phương án với ngân hàng. Chẳng hạn, ở Lập Lễ đóng mới con tàu hết 10 tỷ đồng thì ngư dân phải có ít nhất 2 – 3 tỷ đồng tiền mặt. Số còn lại vay của ngân hàng nhưng phải thế chấp. Tài sản thế chấp được xác định từ chính còn tàu đóng mới nhưng chỉ áp cho mức 5 – 6 tỷ đồng. Phần còn lại thế chấp bằng số tài sản của ngư dân như nhà cửa, đất đai. Quá trình thu hồi vốn thì tiến hành thu khoản thế chấp của con tàu trước, rồi đến phần thế chấp tài sản của ngư dân. “Cách làm đó hoàn toàn không đúng với Nghị định 67 nhưng tin chắc rằng ngân hàng sẽ yên tâm vì được “chia lửa”. Mặt khác, ngư dân sẽ gắn bó với con tàu và có trách nhiệm với chính đồng tiền mình bỏ ra. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ phù hợp ở Lập Lễ và đặc thù của Hải Phòng. Các vùng khác như đảo Phú Quý, Trường Sa thì cần làm đúng Nghị định 67, thậm chí phải hỗ trợ thêm cho ngư dân” – ông Nghía kiến nghị. Nhưng đòi hỏi đối ứng như vậy, liệu ngư dân có chịu đựng được không? – PV băn khoăn. Ông Nghía khẳng định lại rằng, phải tùy thuộc từng địa bàn để làm. Chúng ta không nên cứng nhắc kiểu đại trà nơi nào cũng phải có tàu vỏ thép mà phải căn cứ vào đặc thù ở mỗi vùng, mỗi ngành nghề để đầu tư. Như tôi đã nói ở trên, phương án “chia lửa” với ngân hàng nếu thực hiện được ở Lập Lễ sẽ thành công. Tại thời điểm này, mặc dù Nghị định 67 chưa thực hiện được ở Hải Phòng nhưng Lập Lễ đã có 30 tàu cá được đóng mới với công suất trên 400 CV, có tàu đạt đến 1.000 CV. Mức đầu tư từ 7 – 13 tỷ đồng. Không phải ngư dân ở đây không có tiềm lực, vấn đề là chúng ta tăng thêm luồng sinh khí để kích cầu họ làm ăn mạnh lên. Đồng tình với quan điểm “nút thắt” từ cơ chế, ông Trịnh Ngọc Thanh, Giám đốc Ngân hàng NN-PTNT Chi nhánh Thanh Hóa cho rằng cái khó chính là mô hình tổ chức quản lý và cơ chế của Trung ương. Tuy nhiên đề cập đến phương án “chia lửa” như lãnh đạo xã Lập Lễ đưa ra thì ông Thanh cho rằng như thế là không đúng với quy định. Vấn đề ông Thanh đặt ra là đóng tàu vỏ thép cho ngư dân vay tối đa 95% giá trị con tàu. Theo quy định của ngân hàng về đánh giá tài sản để đảm bảo khoản vay thì con tàu đó chỉ được đánh giá 75%. Như vậy khoản chênh lệch 20% đòi hỏi bên tín dụng phải tìm tài sản khác bổ sung vào thế chấp. Cái này theo quy định của là không cho phép. Cho nên việc cho vay đến 95% mà chỉ được đảm bảo thế chấp 75% là bất hợp lý. Nguyện vọng lớn nhất của những chủ tàu là được tận dụng đầu tư máy tàu đã qua sử dụng mà thời hạn của nó vẫn có thể kéo dài trên 10 năm để tiết kiệm chi phí. Nhưng đó là một nguyện vọng không thể thực hiện khi quy trình pháp lý lại quá chặt. Cho nên, Nghị định 67 với ngư dân có thể là một tương lai nhưng cũng có thể mọi thứ sẽ trở thành gánh nặng buộc họ phải “cân, đo, đong, đếm” thiệt hơn.
TheoNongNghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 209

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 207


Hôm nayHôm nay : 37441

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 988470

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72671179