01:43 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Chính sách nông thôn mới » Thông tin thực hiện chính sách


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nỗ lực gỡ vướng cho “tàu sáu bảy”

Thứ năm - 17/11/2016 22:13
Cùng với việc đưa vốn xuống ngư dân, nguồn vốn còn được bổ sung, nâng cấp, xây mới các cảng cá, nơi tránh trú bão, neo đậu tàu thuyền cho ngư dân...

Chủ động vào cuộc

Với hơn 82km bờ biển, Nghệ An, một trong những địa phương có số lượng ngư dân đông đảo và nhiều tàu cá công suất lớn. Thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP (NĐ 67) của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, cùng với các cơ quan chức năng, ngành Ngân hàng trên địa bàn đã nỗ lực vào cuộc góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, hải sản đánh bắt có giá trị kinh tế cao mở ra triển vọng mới cho ngành thuỷ sản địa phương.

Nghệ An là một trong những địa phương đang thực hiện tốt NĐ 67

Bà Nguyễn Thị Thu Thu, Giám đốc NHNN chi nhánh Nghệ An cho biết, nhằm nỗ lực thực hiện NĐ 67, NHNN chi nhánh tỉnh tích cực chủ động phối hợp với cơ quan chức năng gặp gỡ, tiếp xúc với ban chỉ đạo cấp tỉnh, huyện, ngư dân có nhu cầu vay vốn.

Từ đó, tìm hiểu những vướng mắc trong quá trình thực hiện, tham mưu với chính quyền, tìm giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn... Về phía các chi nhánh NHTM trên địa bàn xác định thực hiện NĐ 67 ngoài nhiệm vụ chính trị còn là cơ hội để mở rộng tín dụng, tăng lượng khách hàng... nên cũng đã chủ động vào cuộc.

Ông Trần Văn Bắc, Giám đốc VietinBank Bắc Nghệ cho biết, chi nhánh đã vào cuộc từ rất sớm, lựa chọn chủ tàu ngay từ cấp xã đến quá trình phê duyệt danh sách ở cấp tỉnh, tránh việc thẩm định lại để rút ngắn thời gian cho vay sau khi UBND tỉnh phê duyệt danh sách. Để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn, cán bộ tín dụng gặp từng khách hàng, tìm hiểu từng trường hợp cụ thể, từ đó lựa chọn những chủ tàu thật sự có năng lực, tâm huyết.

Tháng 4/2015, ông Nguyễn Sỹ Thiết, ở huyện Nghi Lộc một trong những ngư dân đầu tiên được vay vốn theo NĐ 67 ở Nghệ An. Con tàu vỏ gỗ có công suất 490 CV, tổng giá trị gần 6 tỷ đồng, hành nghề lưới rê đã được BIDV Nghệ An hỗ trợ 4,180 tỷ đồng.

Ông Thiết cho biết, gia đình may mắn là một trong những hộ đầu tiên ở tỉnh được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Có tàu lớn, máy móc hiện đại, chúng tôi yên tâm vươn khơi, bám biển.

Đặc biệt, trong 1 năm đầu, ngư dân không phải trả gốc và lãi vay nên đã giảm được áp lực trả nợ. Từ những con “tàu sáu bảy” đầu tiên, đến nay UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt 111 chủ tàu đủ điều kiện được vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu khai theo NĐ 67, tập trung chủ yếu ở thị xã Hoàng Mai, Cửa Lò và huyện Quỳnh Lưu và Diễn Châu, Nghi Lộc.

Trong đó, các TCTD trên địa bàn đã ký hợp đồng tín dụng với 47 chủ tàu, tổng số vốn cam kết cho vay 402,83 tỷ đồng. Dư nợ đến cuối tháng 10/2016 đạt 332,96 tỷ đồng. Hiện 29 tàu hoàn thành đi khai thác hải sản, nhiều tàu đánh bắt có hiệu quả, có những chuyến đi biển lợi nhuận từ 500-700 triệu đồng, thậm chí có một số chuyến lợi nhuận thu trên 1 tỷ đồng, như tàu ông Hoàng Đức Mến ở huyện Quỳnh Lưu…

Cùng với việc đưa vốn xuống ngư dân, nguồn vốn còn được bổ sung, nâng cấp, xây mới các cảng cá, nơi tránh trú bão, neo đậu tàu thuyền cho ngư dân; Khơi thông các cửa lạch như: Lạch Quèn, Lạch Cờn... đảm bảo tàu thuyền vào ra an toàn. Với nhiều nỗ lực, trong đó có sự góp sức từ ngành Ngân hàng, đã đưa Nghệ An trở thành một trong những địa phương dẫn đầu trong cả nước về thực hiện NĐ 67.

Ngư dân còn nóng vội

Tuy nhiên, như nhiều địa phương khác trong cả nước, bên cạnh những kết quả đạt được việc hỗ trợ tín dụng ưu đãi theo NĐ 67 cho ngư dân trên địa bàn Nghệ An vẫn còn gặp những khó khăn. Một số ngư dân không nhất quán trong việc lựa chọn thiết kế, chất liệu vỏ tàu, ban đầu thì lựa chọn tàu vỏ composit sau lại chuyển sang tàu vỏ sắt hoặc vỏ gỗ.

Việc thay đổi chất liệu này cũng phải được các cấp thẩm quyền xem xét và tham mưu UBND tỉnh phê duyệt lại, do đó làm cho quá trình hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn ngân hàng của những ngư dân kéo dài.

Ngoài ra, do trên địa bàn chưa có chủ tàu nào đóng loại tàu vỏ thép, chưa nơi nào có kinh nghiệm đánh bắt bằng tàu vỏ thép nên các chủ tàu cũng lúng túng khi lựa chọn phương án thiết kế, mẫu tàu cho phù hợp. Đặc biệt, hiện tượng một số ngư dân còn nóng vội, khi tự đóng tàu trước rồi mới làm hồ sơ vay vốn theo NĐ 67, gây khó cho các ngư dân lẫn TCTD.

Tại thị xã Hoàng Mai, một trong những địa phương đang sở hữu nhiều “tàu sáu bảy”. Tuy nhiên, cũng tại địa phương này, một số dân đã thực hiện đóng mới tàu cá, mua sắm ngư lưới cụ... rồi mới làm hồ sơ vay vốn ngân hàng theo NĐ 67.

Trong đó, có thể kể đến trường hợp của ông Lê Bá Nam, xã Quỳnh Lập đã thanh toán chi phí đóng tàu, máy móc, thiết bị 3,9 tỷ đồng hay ông Hồ Xuân Mạnh, phường Quỳnh Phương đã thanh toán chi phí đóng tàu, máy móc, thiết bị hơn 3,5 tỷ đồng, con tàu đã hoàn thành nhưng hồ sơ vay vốn theo NĐ 67 chưa được ngân hàng thẩm định.

Trong khi, theo quy trình tín dụng, đối với bất kỳ dự án nào cũng bắt buộc ngân hàng phải xem xét, thẩm định hồ sơ, ký hợp đồng tín dụng, lúc đó dự án mới khởi công, thực hiện, trên cơ sở chứng từ chứng minh tiến độ hoàn thành dự án sẽ giải ngân cho vay. Nếu các TCTD thực hiện ký hợp đồng tín dụng với chủ tàu đã đóng tàu thì không đảm bảo đúng quy trình tín dụng và không đúng theo quy định tại NĐ 67, dẫn tới việc ngư dân vay vốn sẽ không được hỗ trợ lãi suất theo quy định của Chính phủ.

Ngoài ra, trên địa bàn còn hiện tượng tàu cá được ngân hàng tài trợ vốn, hoàn thành đưa vào khai thác, tuy nhiên việc giám sát quá trình tiêu thụ sản phẩm đánh bắt được của chủ tàu chưa được quan tâm, dẫn đến việc doanh thu, thu nhập/chuyến đi biển của người dân rất lớn nhưng nguồn tiền đó chưa được giám sát quản lý một cách chặt chẽ, gây khó khăn cho ngân hàng khi đến hạn thu hồi nợ...

Nỗ lực thực hiện NĐ 67, bà Nguyễn Thị Thu Thu khẳng định, thời gian tới sẽ tiếp tục chỉ đạo các chi nhánh NHTM trên địa bàn, rà soát tất cả các trường hợp nộp hồ sơ vay vốn đóng tàu theo NĐ 67.

Theo đó, tập trung ký kết hợp đồng tín dụng, sớm giải ngân đối với những hồ sơ đủ điều kiện vay vốn. Về phía ngư dân cần rút kinh nghiệm việc chưa gửi hồ sơ vay vốn đã đóng tàu, trong khi ngân hàng chưa kịp thẩm định. Thực tế đã có những hồ sơ sau khi thẩm định không đủ điều kiện vay vốn, như vậy rất khó cho ngư dân về kinh phí để trả nợ các khoản đã vay.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 171

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 170


Hôm nayHôm nay : 26003

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 977032

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72659741