01:16 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Chính sách nông thôn mới » Thông tin thực hiện chính sách


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Tàu 67” còn đó những trăn trở

Thứ sáu - 29/09/2017 23:26
Tài sản đảm bảo duy nhất đối với NH là chính con tàu với hạn mức cho vay tối đa lên tới 95% giá trị con tàu. Trong khi đó quản lý giám sát dòng tiền đối với NH là việc cực kỳ khó khăn, nếu không nói là hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức trả nợ của người vay.

Gian nan tàu vỏ sắt

Theo số liệu mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 27/28 tỉnh đã triển khai chương trình tín dụng phục vụ đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67. Các NHTM đã ký hợp đồng tín dụng để đóng mới, nâng cấp 1.005 tàu (880 tàu đóng mới và 125 tàu nâng cấp), số tiền cam kết cho vay là 9.931 tỷ đồng, đã giải ngân cho vay 9.012 tỷ đồng. Trong đó, riêng Agribank có mức dư nợ cho vay chiếm trên 50% tổng dư nợ các NHTM đã cho vay đối với chương trình. Nhưng sau 3 năm triển khai thực hiện, Agribank đang đối mặt với hàng loạt khó khăn vướng mắc, xuất phát từ những bất cập của chính sách.

Nếu không được kịp thời tháo gỡ vướng mắc thì mục tiêu chính của Nghị định 67 hình thành nên các đội tàu vỏ sắt công suất lớn sẽ khó trở thành hiện thực

Qua tìm hiểu việc triển khai Nghị định 67 tại hai tỉnh có số tàu cá lớn nhất là Nghệ An và Thanh Hoá có một thực tế ngược, tàu vỏ gỗ đưa vào sử dụng hoạt động ổn định, hiệu quả, ít bị hư hỏng, mỗi chuyến đi biển từ 10 - 20 ngày, thu nhập sau khi loại trừ chi phí đều có lãi; các chủ tàu đã trả nợ phân kỳ đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi. Còn đối với tàu vỏ sắt, mặc dù được đánh giá là đáp ứng các tiêu chí tàu cá hiện đại về năng lực đánh bắt, tiết kiệm về nguồn nhân lực nhưng qua thực tế các chuyến đi biển của ngư dân cho thấy tàu vỏ sắt đi vào hoạt động đã nảy sinh nhiều vấn đề.

Các tàu thời gian đầu thường xuyên bị hư hỏng máy phát điện, cẩu, tời, hầm bảo quản, bóng cao áp... buộc phải sửa chữa, trong khi đó sự phối hợp giữa chủ tàu với các công ty đóng tàu chưa tốt, chưa đồng thuận về trách nhiệm các bên đối với các sự cố xảy ra nên thời gian khắc phục sự cố còn kéo dài, phát sinh chi phí, gián đoạn thời gian đi biển… dẫn đến hiệu suất khai thác không cao.

Bên cạnh đó, kinh nghiệm đánh bắt, sử dụng các trang thiết bị trên tàu của chủ tàu và các thuyền viên còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu vận hành các trang thiết bị hàng hải hiện đại. Các tàu vỏ sắt khai thác chưa hiệu quả dẫn đến khả năng trả nợ khó khăn. Đến nay đã có 2 chủ tàu vỏ sắt vay vốn Agribank Thanh Hóa không trả được nợ và lãi theo phân kỳ, mặc dù đã được NH tích cực hỗ trợ. 

Trao đổi với chúng tôi, các cán bộ tín dụng trực tiếp triển khai cho vay “tàu 67” tại Agribank Nghệ An nhớ lại thời điểm năm 1993, NH cũng đã cho vay đánh bắt xa bờ 56 tỷ đồng. Nhưng sau 6-7 năm thực hiện chỉ thu được có 7 tỷ đồng. Từ bài học nhãn tiền này, khi triển khai cho vay “tàu 67”, các cán bộ NH không ít tâm tư. Bởi “vòng đời” của “tàu 67” dài, trong khi nguồn vốn NH huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế chủ yếu ngắn, trung hạn, còn vốn dài hạn rất khiêm tốn. Tài sản đảm bảo tiền vay tại NH chính là con tàu.

Trong khi đặc thù của nghề biển hoạt động trên ngư trường rộng lớn, đánh bắt khắp nơi, nên có lúc các chủ tàu thường bán hải sản nơi tàu ở gần tại nhiều cảng ở các địa phương khác nhau và neo đậu tàu tại các cảng lớn ở các địa phương. Việc này gây khó khăn cho NH trong việc kiểm tra, giám sát tài sản đảm bảo tiền vay và nguồn thu nhập của ngư dân để trả nợ NH. Nhất là trong những trường hợp chủ tàu không hợp tác tích cực với NH, chính quyền địa phương trong việc cung cấp thông tin hoạt động của tàu cá, còn các chuyến đi biển thì lại chưa có xác nhận của các trạm, đồn biên phòng… Trên thực tế sau 3 năm triển khai đã xuất hiện tình trạng nhiều chủ tàu 67  “lỗ thật thì ít, lỗ giả thì nhiều”…

Bên cạnh đó, ngành đánh bắt hải sản trên biển phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, rủi ro cao. Trường hợp ngư dân đánh bắt cá vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của nước khác, hoặc thậm chí sử dụng phương tiện tham gia hoạt động buôn lậu trên biển… thì lúc đó tài sản đảm bảo tiền vay có nguy cơ bị tổn thất.

Ngoài yếu tố khách quan, không ít bất cập đến từ yếu tố chủ quan khi cho vay tàu 67. Đơn cử, nhận thức của một số ngư dân xem chương trình vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 là chính sách tài trợ không hoàn lại của Chính phủ nên không chú trọng tính toán hiệu quả của phương án, tìm mọi cách vay vốn, hoặc có suy nghĩ lệch lạc làm được thì làm, không làm được thì giao tàu lại cho NH coi như ngư dân không còn nợ. Ngay việc một số UBND các tỉnh ban hành quyết định phê duyệt danh sách chủ tàu đủ điều kiện vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu khai thác hải sản và tàu dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản xa bờ cũng gây nên áp lực đối với TCTD. Vì việc này khiến ngư dân hiểu chưa đúng, cho rằng đã có tên trong danh sách phê duyệt của UBND tỉnh là đủ điều kiện và chắc chắn NH sẽ phải giải quyết cho vay vốn.

Lãnh đạo một chi nhánh Agribank chia sẻ thêm hàng loạt khó khăn, vướng mắc khác  như có đến trên 90% khách hàng vay vốn theo Nghị định 67 là hộ gia đình và cá nhân. Do trình độ học vấn thấp khi chuyển đổi từ phương thức đánh bắt truyền thống sang hiện đại gặp khó khi quản lý và vận hành trang thiết bị hiện đại. Do lần đầu triển khai đóng tàu vỏ thép nên nhiều ngư dân còn lúng túng  trong việc lựa chọn cơ sở đóng tàu, tư vấn thiết kế và giám sát thi công. Mặt khác, chính sách hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm, hoạt động đăng kiểm đối với “tàu 67” cũng còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho ngư dân và rủi ro cho các TCTD khi cho vay.

Những khó khăn, vướng mắc trên khiến các TCTD trong tình trạng “ngồi trên đống lửa” lo lắng cho khoản vay theo Nghị định 67. Tài sản đảm bảo duy nhất đối với NH là chính con tàu với hạn mức cho vay tối đa lên tới 95% giá trị con tàu. Trong khi đó quản lý giám sát dòng tiền đối với NH là việc cực kỳ khó khăn, nếu không nói là hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức trả nợ của người vay.

Nâng cao hiệu quả chính sách bằng cách nào?

Đây là câu hỏi lớn đặt ra đối với các bộ, ngành, địa phương và các bên liên quan trong quá trình triển khai Nghị định 67. Rõ ràng, với những vướng mắc nêu trên nếu không được kịp thời tháo gỡ thì mục tiêu chính của Nghị định 67 đó là hình thành nên các đội tàu vỏ sắt công suất lớn sẽ khó trở thành hiện thực.

Trước thực trạng trên, nhiều ý kiến cho rằng, chính sách hỗ trợ đóng mới, nâng cấp tàu cá nên chuyển từ chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng đóng mới tàu cá sang chính sách hỗ trợ đóng mới tàu cá theo hình thức hỗ trợ một lần sau đầu tư theo Quyết định 47/2016/QĐ-TTg.

Song song với đó, Chính phủ cần sớm xem xét ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 67 thêm một số quy định như: Hỗ trợ chi phí giám sát đóng tàu để chủ tàu thuê tư vấn đủ năng lực, kinh nghiệm giám sát quá trình đóng tàu đảm bảo chất lượng; hỗ trợ về đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng hạng 4 trở lên cho tàu cá đóng mới theo Nghị định 67. Bên cạnh đó chúng ta cần có quy định cơ chế xử lý đối với các trường hợp bất khả kháng. Nên xem xét cho nhiều DN bảo hiểm tham gia chính sách bảo hiểm tàu cá theo Nghị định 67, để ngư dân có nhiều lựa chọn cho DN tham gia bảo hiểm...

Với tư cách là NHTM hiện chiếm trên 50% tổng dư nợ cho vay đầu tư theo Nghị định 67, từ thực tế triển khai cho vay “tàu 67”, lãnh đạo Agribank mong muốn nhận được sự chia sẻ của các địa phương, đồng thời kiến nghị các cơ quan chức năng vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa để có được sự phối hợp chặt chẽ, đảm bảo sự minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện.

Để chính sách đạt được mục tiêu như kỳ vọng, Agribank đề xuất trước hết phải áp dụng chính sách ưu đãi có chọn lọc, ưu tiên mô hình tổ chức sản xuất có tính liên kết cao; áp dụng chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư. Hai là, gắn chặt trách nhiệm của ngư dân với con tàu và khoản vay bằng tài sản đảm bảo là bìa đất, nhà ở... đồng thời duy trì chính sách bảo hiểm đối với con tàu tương ứng với thời gian vay vốn theo quy định tại Nghị định 67. Ba là, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, chỉ đạo triển khai tích cực, đồng bộ trong đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề, hướng dẫn kỹ thuật vận hành thiết bị; phối hợp giữa Hiệp hội nghề cá, các mô hình, tổ đội đánh bắt thủy sản, dịch vụ hậu cần và các cơ quan chức năng để cùng các NHTM giám sát, quản lý việc tiêu thụ sản phẩm, quản lý dòng tiền của ngư dân để việc trả nợ được minh bạch và hiệu quả.

Đồng thời cần có chính sách đủ mạnh để khuyến khích và thu hút nhiều DN đầu tư khai thác, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hải sản nhằm bảo đảm ổn định đầu ra và nâng cao giá trị sản phẩm. Ngoài ra, đối với những chủ tàu do nguyên nhân khách quan trong quá trình thực hiện dự án không còn đủ năng lực thực hiện dự án, đề nghị Chính phủ, UBND các cấp hướng dẫn/cho phép chủ tàu được chuyển nhượng lại tàu và bên nhận chuyển nhượng được hưởng các quyền và nghĩa vụ theo Nghị định 67.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 285

Máy chủ tìm kiếm : 36

Khách viếng thăm : 249


Hôm nayHôm nay : 38172

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1490939

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74537910