01:08 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Chính sách nông thôn mới » Thông tin thực hiện chính sách


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vốn ngân hàng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp

Thứ năm - 09/02/2017 08:05
Bài học xây dựng nông thôn mới thành công tại nhiều địa phương cho thấy, dòng vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò rất lớn để thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cải thiện sinh kế và thu nhập người dân.
Cán bộ Agribank Hà Tây tại trang trại lan Flora (Đan Phượng)
Cán bộ Agribank Hà Tây tại trang trại lan Flora (Đan Phượng)

Agribank tiếp sức cho dân làm ăn lớn

Đan Phượng là đầu tiên cán đích xây dựng nông thôn mới của thành phố Hà Nội. Kinh nghiệm của Đan Phượng cho thấy, dòng vốn vay từ các ngân hàng, trong đó chủ yếu là vốn vay từ Agribank là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của xây dựng nông thôn mới, mà điểm nhấn là thay đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao đời sống của người dân.

Theo ông Đỗ Văn Đang, Bí thư Đảng ủy xã Trung Châu, huyện Đan Phượng cho hay, Trung Châu đã từ xã nghèo trở thành “đại gia lợn” của Đan Phượng nhờ vốn ngân hàng.

“Ở nơi khác, người ta bỏ chăn nuôi còn chúng tôi nhà nhà, người người nuôi lợn.  tổng đàn lợn của Trung Châu chiếm 70% tổng dàn toàn huyện. ấy năm nay giá thức ăn chăn nuôi xuống thấp, đầu ra tốt nên người dân có lãi.  Ước tính, mỗi nhà nếu nuôi 50 lợn nái, bình quân mỗi lợn mẹ cho 20 triệu, nếu nuôi cả lợn thịt, thì lãi gấp đôi. Trừ đi rủi ro thì với quy mô này, doanh thu một năm trên dưới 1 tỷ đồng. Năm 2016, tổng thu nhập chăn nuôi toàn xã là 106,6 tỷ đồng”, ông Đang cho hay

Theo ông Đỗ Văn Đang, khó khăn lớn nhất của người dân khi chăn nuôi quy mô lớn là nguồn vốn, bởi nuôi lợn đòi hỏi vốn đầu tư lớn, song Agribank đã kịp thời hỗ trợ khiến người dân rất an tâm. Đến nay, dư nợ toàn xã đạt 67 tỷ đồng. Chính nhờ có vốn ngân hàng tiếp sức nên số đàn lợn và vườn trại của xã tăng lên nhanh chóng. Hiện toàn xã có 48 vườn trại có từ 50 con nái trở lên, trừ chi phí, mỗi vườn trại còn lãi hơn 1 tỷ đồng/năm.

“Nếu không có Agribank quan tâm, chắc chắn, Trung Châu không thể có được kết quả như ngày hôm nay. Hiện, huyện đang quy hoạch 32ha trang trại kết hợp vườn - ao - chuồng, trồng nhãn muộn, bưởi Diễn, trong đó, riêng quy hoạch khu chăn nuôi tập trung xa dân cư rộng 10,86ha nên nhu cầu vay vốn của người dân còn khá lớn, rất mong phía ngân hàng tạo điều kiện để người dân tiếp tục được tiếp cận nguồn vốn thuận lợi”, ông Đang tâm sự.

Một hộ dân trong xã Trung Châu, ôngTrần Nho Thanh cho hay, hơn 20 năm vay vốn Agribank, quy mô chăn nuôi của gia đình ông ngày càng mở rộng. Hiện tại, dư nợ của gia đình ông tại Agribank là 2 tỷ đồng, mỗi năm cung cấp ra thị trường 1.200 tấn thịt thương phẩm, trừ chi phí, lãi ròng năm nay khoảng 1 tỷ đồng/năm, tỷ lệ lợi nhuận khoảng 25%.

Tín dụng thay đổi cơ cấu nông nghiệp địa phương

Ngoài chăn nuôi, rất nhiều mô hình trồng trọt ở Đan Phượng cũng thành công nhờ vốn vay ngân hàng Agribank.

Bà Bùi Hường Bích, Chủ nhiệm HTX Đan Hoài, chủ thương hiệu hoa lan hồ điệp Flora cho hay, hiện nay, bà đang vay Agribank 4,5 tỷ đồng để đầu tư cho trang trại lan Flora, quy mô 600-700 cây/năm và đang hướng tới quy mô 1 triệu cây/năm.

«Tôi đã vay vốn Agribank để mở rộng quy mô sản xuất từ suốt 15-16 năm nay, luôn được Agribank cho vay vốn với lãi suất ưu đãi. Sắp tới, tôi sẽ triển khai dự án rau sạch sử dụng công nghệ thông tin và cũng sẽ vay vốn của Agribank », bà Hường Bích cho hay.

Theo ông Nguyễn Thạc Hùng, Phó chủ tịch UBND huyện Đan Phượng, trước đây Đan Phượng chỉ trồng lúa, ngô nhưng sau đó huyện đã có quyết định chuyển đổi cơ cấu sang trồng rau màu, hoa và kinh tế trang trại. Đến nay, huyện đã có 1.100ha trồng cây ra màu, riêng cây hoa là 400ha. Nhiều trang trại, vườn trại nuôi lợn với quy mô từ 60 - 70 con lợn nái, trừ chi phí, thu nhập hàng tỷ đồng/năm.

“Một hộ trồng 3ha hoa ly thì vốn để mua giống đã đến 2,7 tỷ đồng. Nếu không có sự hỗ trợ của Agribank thì nông dân không thể có tiền để chuyển đổi sang mô hình làm ăn lớn như vậy được. Nhờ có nguồn vốn từ Agribank mà nhiều hộ dân, nhiều trang trại đã có vốn mở rộng quy mô sản xuất, đời sống của người dân ngày một cải thiện. Hiện, thu nhập bình quân của huyện Đan Phượng đạt 45 triệu đồng/người/năm trong khi giai đoạn trước đó chỉ 13 triệu đồng. Cho nên, ở Đan Phượng, Agribank có vai trò rất lớn trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế”, ông Hùng đánh giá.

Tự tin với sự tiếp sức từ Agribank, huyện Đan Phượng đang lên kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, trong đó sẽ xây dựng hai cụm nông nghiệp “điểm” tại xã Liên Hà và Liên Trung với quy mô 20ha, tổng vốn đầu tư 500-600 tỷ đồng. Trong đó, dự kiến vốn vay từ Agribank sẽ chiếm 60%.

Báo cáo của Agribank Hà Tây cho thấy, thời gian qua, chi nhánh đã tập trung cho vay rất mạnh nông thôn mới, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Doanh số cho vay nông nghiệp 10 tháng đầu năm nay là tháng năm 2016 là: 13.125 tỷ đồng.  Trong đó, riêng dư nợ hộ gia đình đạt 10.156 tỷ đồng, chiếm 82,75% tổng dư nợ cho vay NNNT; còn lại là dư nợ cho vay doanh nghiệp và cho vay hợp tác xã.

Có vốn, nhiều nông dân đã có việc làm, đổi mới và phát triển các loại hình dịch vụ cho sản xuất và tiêu thụ hàng hóa; cung ứng đủ vốn đầu tư giúp người dân có vốn để sản xuất kinh doanh, đẩy lùi cho vay nặng lãi, tăng thu nhập, tăng mức sống. 

Theo Trần Mạnh/baodautu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 218


Hôm nayHôm nay : 24585

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 975614

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72658323