Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 11/2017/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Bài học xây dựng nông thôn mới thành công tại nhiều địa phương cho thấy, dòng vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò rất lớn để thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cải thiện sinh kế và thu nhập người dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cam kết Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp, các hợp tác xã đầu tư làm nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời bảo vệ các thương hiệu công nghệ cao của VN tạo dựng nên.
Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao cho biết sẽ mở rộng đầu tư, tăng cung sản phẩm an toàn nếu tiếp cận được nguồn vốn 100.000 tỉ đồng mà Thủ tướng khẳng định sẽ dành cho họ.
Ngày 25/11/2016, Agribank chi nhánh Lâm Ðồng và Agribank chi nhánh Nam Lâm Ðồng tổ chức ký kết thỏa thuận liên ngành về việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NÐ-CP ngày 9/5/2015 của Chính phủ với Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (Hội Phụ nữ) tỉnh Lâm Ðồng, nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ gia đình là hội viên Hội Nông dân và Hội Phụ nữ vay vốn và sử dụng các dịch vụ của Agribank tại tỉnh Lâm Ðồng để phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống…
Để phục vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, UBND tỉnh Quảng Trị đã có QĐ 21/2015, ngày 14/9/2015, về việc ban hành định mức thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn giai đoạn 2015-2020. Đến nay, sau hơn một năm quyết định ra đời, nông dân Quảng Trị vẫn gặp khó khi vay vốn trên.
Cùng với việc đưa vốn xuống ngư dân, nguồn vốn còn được bổ sung, nâng cấp, xây mới các cảng cá, nơi tránh trú bão, neo đậu tàu thuyền cho ngư dân...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thuỷ sản.
Những giải pháp trọng tâm được Agribank đưa ra đó là: tích cực triển khai phương pháp cho vay qua tổ nhóm, kết hợp với Hội Nông dân, Phụ nữ và nhân rộng mô hình điểm giao dịch lưu động để giảm chi phí cho vay, giảm quá tải trong tín dụng hộ sản xuất khu vực nông thôn.
Đối tượng được hỗ trợ sau đầu tư là tổ chức, cá nhân (chủ tàu) đặt hàng đóng mới và sở hữu tàu khai thác hải sản xa bờ và tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ có tổng công suất máy chính từ 800 CV trở lên.
Nghị định 67 của Chính phủ đã thực sự tạo nên bước đột phá, giúp bà con ngư dân vững tin, vươn khơi. Thế nhưng, thay vì mừng, tâm trạng của các chủ tàu giờ đây lại trở nên bồn chồn lo âu. Bởi vì đã tới thời hạn phải trả nợ, nhưng ngư dân vẫn bị kẹt hàng trăm triệu tiền thuế giá trị gia tăng. Vì chính sách ban hành nhưng giải quyết không thông suốt nên bà con đang bị đưa vào diện nợ xấu, cắt ưu đãi.
Gần 3 năm trước, ngày 19.12.2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 210 về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp. Điều 12 của nghị định này quy định rõ: Nhà đầu tư có dự án trồng cây mắc ca có quy mô từ 50ha trở lên được ngân sách nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/ha để xây dựng đồng ruộng, cây giống. Hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống cây mắc ca quy mô 500.000 cây giống/năm trở lên, mức hỗ trợ tối đa là 70% chi phí đầu tư/cơ sở và không quá 2 tỷ đồng.
Ngày 24/9, HĐND tỉnh khóa XVII triệu tập Kỳ họp thứ 2 – kỳ họp chuyên đề để bàn và thông qua một số quyết sách quan trọng, trong đó có Tờ trình số 310 của UBND tỉnh về việc bãi bỏ chính sách hỗ trợ cơ giới hóa trong nông nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định bổ sung kế hoạch tín dụng năm 2016 của Ngân hàng Chính sách xã hội thêm 2%, nâng chỉ tiêu kế hoạch tăng dư nợ tín dụng năm 2016 của ngân hàng này từ mức 8% lên 10%.
Sau những khó khăn từ sự cố nghiêm trọng về môi trường biển, ngư dân Thừa Thiên Huế lại tích cực bám biển, tìm đến những luồng cá ngoài khơi xa để từng bước ổn định sản xuất, cải thiện đời sống. Mơ ước của họ là sẽ có thêm những "luồng gió mới" từ hệ thống chính sách của Nhà nước và địa phương nhằm thỏa mãn khát vọng vươn khơi bám biển để khai thác nguồn lợi biển và tham gia bảo vệ chủ quyền vùng biển của Tổ quốc.
Bộ NN-PTNT đã có văn bản giải trình đối với các ý kiến góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y về chế độ chính sách đối với thú y xã.
Triển khai Nghị định 67 của Chính phủ, toàn tỉnh Quảng Trị đã có 32 chủ tàu đủ điều kiện được UBND tỉnh phê duyệt vay vốn đóng mới, 55 chủ tàu đủ điều kiện được phê duyệt vay vốn nâng cấp tàu cá.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có quyết định cấp hỗ trợ đợt 2 năm 2015 cho 11 doanh nghiệp tham gia thực hiện tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong tỉnh với số tiền 3.461.325 ngàn đồng.
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh năm 2015 tiếp tục đạt được những kết quả toàn diện, bền vững, 26 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM của địa phương lên 52 xã; toàn tỉnh có trên 3.000 mô hình sản xuất mới được thành lập đạt doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên, nâng tổng số trên 10.000 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả tại địa phương… Trong thành công này của tỉnh Hà Tĩnh có sự đồng hành, gắn bó tích cực của Agribank Hà Tĩnh.