Tại Hội nghị “Sơ kết hơn 1 năm triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP (NĐ 67) của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản” vừa được NHNN phối hợp với Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương, Agribank được đánh giá có vai trò tích cực tạo bước đột phá phát triển ngành thủy sản.
Sáng 7-3, tại Thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, phối hợp với Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức hội nghị “Sơ kết hơn 1 năm triển khai Nghị định 67/20114/NĐ-CP ngày 7-7-2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản”.
Từ đầu tháng 3/2016, hàng loạt chính sách quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh chính thức có hiệu lực trong đó có quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, nâng tốc độ tối đa của xe cơ giới thêm 10km/h ở khu vực đông dân cư…
Ngày 20/01, Thủ tướng Chính phủ có Công văn yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tuân thủ các nguyên tắc trong phân bổ vốn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) năm 2016.
Theo Quyết định 306/QĐ-TTg về điều chỉnh mức cho vay đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, từ 15/3/2016, mức vốn cho vay đối với một hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tối đa là 50 triệu đồng thay vì được vay tối đa 30 triệu đồng như hiện nay.
Ngân hàng Nhà nước khẳng định, nông nghiệp là một trong năm lĩnh vực ngân hàng ưu tiên hỗ trợ vốn. Tuy nhiên, việc cho vay dựa trên nguyên tắc cẩn trọng, không khuyến khích cho vay gây ra nợ xấu.
Đối tượng vay vốn phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc, thiết bị... Rồi việc giải ngân vốn vay để mua máy móc, thiết bị cũng còn một số rào cản từ phía ngân hàng, nên nông dân ngại tiếp cận...
Có những chính sách nông nghiệp đã ra đời được 12 năm nhưng chẳng thấy kết quả đâu, trong khi lại có những chính sách để giải quyết vụ việc lại quá hấp tấp ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp.
Sáng 24/4, tại đầu cầu Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về một số chính sách thủy sản. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.
Bắt đầu từ ngày 1-7 tới, cứ một héc ta trồng lúa, người nông dân sẽ được Chính phủ hỗ trợ môt triệu đồng, tăng thêm 500.000 đồng so với mức hỗ trợ hiện nay.
Vì sao đến nay nhiều địa phương vẫn chưa thể triển khai được Nghị định 67 của Chính phủ? Theo nhận định của ông Vũ Văn Nghía – Chủ tịch UBND xã Lập Lễ thì mọi “nút thắt” đều từ cơ chế, chính sách mà ra và mấu chốt vẫn là ở ngân hàng
Dân quê được đồng nào hay đồng ấy, vậy mà ở một số nơi cứ nhắc đến chính sách hỗ trợ là người ta lắc đầu nguầy nguậy. Chán nản lắm mà bức xúc cũng nhiều./ Mỏi mòn chờ vốn...
Theo Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa vừa được Chính phủ ban hành, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ địa phương sản xuất lúa 1 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước.
Theo Kế hoạch thực hiện Kết luận 97-KL/TW ngày 15/5/2014 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vừa được Chính phủ ban hành thì sẽ ban hành kịp thời chính sách đủ mạnh cho khu vực này.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP của Chính phủ; điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc năm 2015 theo Nghị định số 09/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Chính phủ trình Quốc hội bổ sung chính sách ưu đãi thuế thu nhập đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, theo đó sẽ áp dụng thuế suất 20%.Từ ngày 1-1-2016, thu nhập của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực quy định trong luật được áp dụng thuế suất 17%.