14:11 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Thư giãn - Chuyện lạ đó đây


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bí ẩn những bàn tay 6 ngón ở Nghệ An

Thứ bảy - 31/03/2012 06:20
Thời gian gần đây, người dân đang xôn xao về căn bệnh lạ ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An...
Căn bệnh kỳ lạ
 
Hầu hết những người mắc phải căn bệnh này đều trú tại các xã Thanh Tùng, Thanh Khai, Xuân Tường, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Khi về xóm Minh Sơn, xã Thanh Tùng, chỉ cần hỏi, người dân đã kể rành rọt từng người trong gia đình nào bị bệnh. Người dân nơi đây gọi đó là bệnh “trết”, thông thường người mang bệnh mọc thêm ngón tay thứ 6, hay các ngón tay dính liền với nhau bằng lớp màng như chân vịt.
 
Nhà ông Võ Văn Minh, ở xóm Minh Sơn là một điển hình. Trong nhà ông có 6 người thì có đến 4 người bị bệnh. Ông Minh mang bệnh, sinh ra 4 người con thì tới 3 người cũng mang bệnh giống bố. Từ lúc sinh ra, ở ngón tay út của em Võ Quốc Nhật (con ông Võ Văn Minh) và các anh đều mang hai cục thịt thừa, khi lớn lên cũng là lúc hai cục thịt đó phát triển như hai ngón tay thu nhỏ.
 
Những bàn tay thừa ngón.
 
Một điều đặc biệt, các ngón tay thu nhỏ này vẫn có cảm giác bình thường như những ngón tay khác. Có người chỉ bị ở một tay, còn có người lại bị cả hai tay. Bà Phan Thị Thu, mẹ em Võ Quốc Nhật cho biết: “Bệnh “trết” không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của người mang bệnh, thậm chí những người mang bệnh  sống rất khỏe và có tuổi thọ rất cao, trung bình từ 70 tuổi trở lên.”
 
Cũng theo bà Thu, thông thường người có quan hệ huyết thống đều dễ bị mang bệnh “trết”. Trước đây, mẹ ông Minh cũng đã mắc bệnh này. Ở xóm Minh Sơn có hơn 50 người mang bệnh “trết”, nhiều nhất phải kể đến dòng họ Nguyễn Đình, dòng họ Bùi (xã Thanh Tùng) và dòng họ Phan (xã Xuân Tường).
 
Ông Phạm Đức Tính, xóm trưởng xóm Minh Sơn cho biết: “Hiện nay, có rất nhiều người trong xóm mang bệnh. Từ ngày còn bé, nhiều người khi phát hiện mình có mụn thịt nhỏ và phát triển chỉ cần dùng sợi chỉ quấn vào cục thịt đó sau mấy hôm cục thịt sẽ tự rơi ra. Nhưng nhiều người sợ nên để vậy.” Hiện ông Tính và mẹ đều mang bệnh “trết” như nhiều người khác. Phần lớn người mang bệnh ở tay nhưng cũng có số ít người mang dị tật 6 ngón ở chân.
 
Nỗi ám ảnh đời sau
 
Dù căn bệnh không dẫn đến chết người hay gây khó khăn cho cuộc sống của người dân, song sự tồn tại lâu đời và kéo dài qua nhiều thế hệ đã trở thành nỗi ám ảnh cho nhiều người. Số trẻ em mang bệnh hiện cũng khá đông, theo thống kê của Quỹ bảo trợ trẻ em thì trên địa bàn toàn huyện Thanh Chương có hơn 130 em mắc bệnh. Nhiều gia đình có cả 3 thế hệ cùng mắc, một số gia đình đời bố mẹ lành lặn nhưng thế hệ ông bà và các cháu lại bị dị tật.
 
Ông Khang cũng là gia đình có 3 người bệnh cho biết: “Chúng tôi già rồi thì sao cũng được, chỉ tội cho mấy đứa con, chúng còn trẻ nên hay mặc cảm với bản thân. Vì không nỡ để con mang đôi tay dị tật như vậy nên gia đình tôi đã sắp xếp cho các cháu đi phẫu thuật ở bệnh viện để có được đôi tay lành lặn.”
 
Nhưng số người may mắn được phẫu thật rất ít bởi chi phí phẫu thuật khá cao. Hầu hết, những thanh niên mang bệnh “kỳ lạ” này đều gặp khó khăn như khi lao động không mang được găng tay, không được thi tuyển quân sự và không được đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài.
 
Về việc căn bệnh xuất hiện qua 4 đời trong một gia đình liệu có phải là di truyền không, đến nay chưa có ai giải thích được. Nhưng với số trẻ em mang di tật nhiều như vậy cần phải có chương trình hỗ trợ để các em có được đôi tay, đôi chân lành lặn.
 
Nguyễn Thị Lài, Phó Giám đốc Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An chia sẻ: “Vừa qua, chúng tôi có chương trình thăm khám cho các em mắc phải căn bệnh lạ này, về mặt sinh học có thể nói đây là căn bệnh do di truyền nhưng cũng chưa chắc chắn được vì còn có nhiều yếu tố có thể gây ra căn bệnh như vậy. Trong thời gian tới, chúng tôi cũng ưu tiên những đợt phẫu thuật miễn phí để các em mang bệnh “trết” sớm có lại đôi tay bình thường và không còn mặc cảm với bạn bè.”
Theo ANTD
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 144

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 143


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1203399

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72886108