22:08 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Thư giãn - Chuyện lạ đó đây


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cá trên dòng Mekong

Thứ hai - 25/09/2017 21:39
Mekong là một trong những dòng sông giàu có nhất thế giới. Tại đây có nhiều loài cá cực to và quý hiếm; có những loài được gọi là “thủy quái nước ngọt”. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều đập thủy điện đã được xây dựng trên dòng chính của con sông phía thượng nguồn, khiến dòng sông biến động, nguồn lợi thủy sản cũng vơi hụt.

Một con cá đuối khổng lồ.

Sông Mekong chảy qua nhiều nước châu Á, hạ du đổ vào Việt Nam với tên gọi sông Cửu Long. Dòng sông cung cấp nguồn nước vô tận tưới mát cho những cánh đồng, là nguồn phù sa bồi đắp năm này sang năm khác. Dòng sông cũng đặc biệt giàu có bởi hàng trăm loài thủy sản, trong đó có những loài cá khổng lồ, quý hiếm.
 
Người ta từng bắt được một con cá tra dầu khổng lồ (thuộc loại cá da trơn) ở khúc sông Mekong chảy qua Campuchia. Nó dài tới 3,5m và nặng hơn 300kg.
 
-Thật không thể tưởng tượng nổi. Nó nằm lù lù trước mắt tôi trông không giống con cá nữa vì nó quá khủng- Zeb Hogan, nhà sinh vật học chuyên nghiên cứu về cá ở Đại học Nevada (Mỹ) nói với tờ National Geographic. Nó là một con tra dầu- loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới nhưng mức độ tuyệt chủng cũng đã ở mức báo động.
 
Trẻ em ở Biển Hồ (Campuchia) với “chiến lợi phẩm” là những con cá to.
 
Zeb Hogan cho biết thêm, người dân ngoại vi Phom Penh nói với ông ta rằng, họ vẫn thường gặp loài cá này, những con nặng hơn 100kg không hiếm lắm. Khi đi thuyền trên sông, người ta rất sợ gặp nó vì chỉ một cú húc cũng có thể làm lật thuyền. Tuy nhiên, chừng 3 năm nay, hầu như không còn người nào gặp cá tra dầu khi đi thuyền trên sông nữa. “Có vẻ như chúng đã biến mất, hay nói cách khác là chúng như chưa từng có mặt ở dòng sông này”- Zeb Hogan dẫn lời người dân địa phương cho biết.
 
Được biết, cá tra dầu sống ở hạ lưu sông Mekong thuộc địa phận Lào, Campuchia, Thái Lan và đầu nguồn sông Cửu Long của Việt Nam. Chúng được coi là đối thủ tranh chấp với loài cá đuối rất hung dữ ở dòng sông này. Một con cá đuối khi đạt độ cực thịnh có thể dài tới 5m tuy chỉ nặng 30kg. Chúng dài là nhờ ở cái đuôi vô cùng nguy hiểm. Sức mạnh tập trung ở đuôi cá đuối. Mỗi nhát quật của nó có thể làm một người đàn ông trưởng thành ngất lịm. Người ta nói rằng, ngay cả cá dầu cũng không dám lai vãng đến lãnh địa của cá đuối vì có thể bị tấn công bất cứ lúc nào. Cũng giống như số phận cá tra dầu, cá đuối trên dòng Mekong ngày một ít dần. Sự thay đổi của dòng nước trước tác động của con người đã làm môi trường sống của chúng tổn thương. Nói như Zeb Hogan thì chỉ một thời gian ngắn nữa, khi nói về cá đuối sông Mekong, người ta chỉ nhớ về chúng như một hoài niệm, “hay là kiểu các bà mẹ đem chúng ra dọa trẻ con mỗi khi chúng khóc nhè mà thôi”.
 
Cá chép Xiêm.
 
Trên dòng Mekong còn một loại cá nữa vô cùng nổi tiếng, đã trở nên thương hiệu của dòng sông này. Đó là cá chép Xiêm (còn gọi là cá chép Thái Lan). Khi trưởng thành, cá chép Xiêm có chiều dài toàn thân chừng 1,5m, nặng trên dưới 50kg. Nhưng người ta cho rằng, trước đây đã có người bắt được một con chép Xiêm nặng tới 300kg và dài tới 3m. Thân hình đen trũi, thịt lại rất thơm ngon, cá chép Xiêm bị đánh bắt một cách dữ dội nên số lượng suy giảm nhanh chóng. Cũng trên khúc sông chảy qua Thái Lan, còn một loại cá nữa cũng rất nổi tiếng là cá vồ cờ (người Thái gọi là cá Pla Thepa). Con to nhất có thể đạt tới 200kg và chiều dài toàn thân lên tới 2,5m.
 
Những năm gần đây, Quỹ Bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF) đã nhiều lên cảnh báo về sự suy giảm nghiêm trọng quần thể cá tra dầu, cá chép Xiêm, cá vồ cờ..., nhất là cá tra dầu- biểu tượng của sông Mekong. Theo WWF, việc xây dựng quá nhiều đập thủy điện trên dòng chảy chính của dòng sông cũng như đánh bắt theo lối tận diệt đã khiến chúng biến mất. Ngay cả loài cá trê sống trong bùn cùng bị đánh bắt quá dữ dội, khả năng tuyệt chủng cũng có thể xảy ra.
 
Phần đầu của một con cá tra dầu.
 
WWF đã công bố những nghiên cứu quan trọng, chi tiết về các loài cá trên dòng Mekong. Tổng quan cho thấy, hầu hết chúng đều bị suy giảm. Với những loài quý hiếm thì tốc độ suy giảm càng nhanh. Nhưng, bỏ qua những khuyến cáo ấy, người ta vẫn tiếp tục xây dựng các đập thủy điện, vẫn tiếp tục săn lùng chúng. Những năm qua, hàng ngàn con cá da trơn khổng lồ trên sông Mekong bị bắt mỗi năm khiến chúng đã bị giảm tới 95% số lượng. Tuy rằng việc giết cá da trơn khổng lồ bị nghiêm cấm, nhưng một loạt con đập lớn mọc lên trên sông sẽ hủy hoại môi trường sống của loài cá này. “Nếu tất cả nơi đẻ trứng của cá da trơn khổng lồ đều ở phía trên đập, chúng có thể rơi vào cảnh tuyệt chủng”- National Geographic dẫn lời Zeb Hogan. Theo nhà nghiên cứu này, một con cá tra dầu có thể sống tới 60 năm, nhưng nó có thể bị chết chỉ trong một lần săn bắt diễn ra trong vòng vài phút do người ta dùng điện để giết chúng.
 
Cho dù đã có lệnh cấm đánh bắt những con  cá tra dầu, cá chép Xiêm, cá đuối, cá vồ cờ cỡ lớn nhưng nói như Zeb Hogan thì người dân vẫn cho rằng bắt được chúng là dịp hiếm có trong đời. Số tiền họ thu được khi bán chúng có thể bằng số tiền họ có được trong vòng 10 năm lao động. Và, với những nỗ lực bảo tồn, ví dụ như tạo ra những vùng nuôi nhốt riêng thì những loài cá quý hiếm này vẫn không phát triển, bởi chúng chỉ có thể phát triển tốt trong môi trường tự nhiên mà thôi.
 
Một con cá da trơn bị ngư dân bắt.
 
-Hãy nhìn xa hơn nữa về nguồn lợi của dòng Mekong. Không nên dựng lên quá nhiều đập thủy điện trên con sông này vì chúng sẽ làm thay đổi triệt để môi trường sống của hầu hết các loài cá nước ngọt- Zeb Hogan nói với tờ National Geographic. Còn WWF tiếp tục cảnh báo: Nếu không dừng việc đánh bắt tận diệt thì chỉ một thời gian ngắn nữa chúng ta sẽ không còn thấy những loài cá đặc biệt của dòng sông Mekong.
 
Phạm Bích Khê (Nguồn tham khảo: National Geographic)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 198


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1212974

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72895683