07:06 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Thư giãn - Chuyện lạ đó đây


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Độc lạ: Kép hình thang ngược làm giàn phơi lúa rẫy của người Na Khốm

Thứ hai - 13/11/2017 11:06
Những chiếc giàn phơi lúa rẫy từng gắn bó với cuộc sống nương rừng của người vùng cao. Sau khi gặt về người ta xếp lên giàn phơi chờ cho khô hẳn mới chuyển vào kho.

doc la: kep hinh thang nguoc lam gian phoi lua ray cua nguoi na khom hinh anh 1

Một chiếc kép hình thang ngược của người dân bản Na Khốm, xã Yên Na, huyện Tương Dương. Ảnh: Hồ Phương

Bản Na Khốm xã Yên Na huyện Tương Dương là bản Thái cổ có lịch sử hàng trăm năm, nơi có nhiều người từng là chức sắc thời phong kiến nay vẫn sống chủ yếu nhờ nghề làm rẫy.

Những ngày cuối tháng 9 âm lịch, gần như cả bản đã gặt xong lúa rẫy. Sau lễ mừng lúa mới người ta dựng những chiếc giàn phơi lúa. Giàn hình hộp hoặc hình thang dựng cạnh nhà bằng nứa và gỗ. Có người thiết kế kiểu hình thang ngược, đáy dưới ngắn hơn đáy trên. Nói chung tùy thích, chỉ miễn sao cho tiện dụng. Những bó lúa được xếp lên giàn, cuống bó lúa hướng ra ngoài, bông lúa như bị kẹp chặt bên trong giàn nứa. Người miền xuôi quen mắt gọi nôm na là “kẹp lúa”.

Suốt một thời gian rất dài, những chiếc giàn phơi lúa là một phần cuộc sống của người làm rẫy. Người Thái gọi là “lắc” cất lúa. Những chiếc giàn phơi lúa được dựng khi mùa gặt bắt đầu. Người Thái thường chọn một ngày đẹp để dựng “lắc”. Đó là một ngày trong tuần theo lịch riêng của người Thái. Một tuần có 8 ngày. Người ta gọi đó là ngày “được lộc”.

 doc la: kep hinh thang nguoc lam gian phoi lua ray cua nguoi na khom hinh anh 2

Đồng bào Thái coi việc phơi lúa trên giàn là phương pháp hữu hiệu. Ảnh: Hồ Phương

Vào ngày đã định, người ta đi chặt tre, nứa, gỗ về dựng giàn phơi lúa. Rẫy gần thì dựng ngay tại nhà. Rẫy xa thì dựng gần chòi canh nương. Lúa gặt xong, người ta gùi về xếp thành từng dãy gọi là liền. Hết một dãy, thợ dựng giàn nẹp xung quanh bằng những cây nứa để giữ cho giàn thêm vững.

Ngày trước, khi muốn biết nhà ai đó năm nay được hay mất mùa, người ta thường hỏi: Chiếc “lắc” lúa của nhà anh cao mấy sải?” Chiếc thấp của nhà ít lúa cũng cao hai sải tay. Chiếc cao nhất đến 3, 4 sải. Nếu lúa quá nhiều người ta làm thêm chiế giàn phơi thứ hai.

Thật tình thì chiếc giàn phơi chỉ là nơi cất tạm lúa rẫy. Sau khi lúa đã khô, người ta sẽ chuyển vào kho. Chiếc kho lúa hình nhà sàn, thường dựng 4 cột. Người ta còn bọc một khoanh nhôm quanh cột để chuột khỏi trèo lên phá lúa.

 doc la: kep hinh thang nguoc lam gian phoi lua ray cua nguoi na khom hinh anh 3

Lúa được chất đầy trên giàn báo hiệu một mùa bội thu. Ảnh: Hữu Vi

Trước khi chuyển lúa từ giàn phơi lên kho, dân bản thường tổ chức một lễ nhỏ gọi là lễ nhập kho lúa. Kể từ đó, chiếc giàn phơi coi như đã xong nhiệm vụ của nó. Người ta sẽ bỏ bẵng cho mục nát và sẽ dựng chiếc giàn mới vào mùa lúa sang năm./.

 
Theo Hữu Vi - Hồ Phương (Báo Nghệ An)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 243

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 242


Hôm nayHôm nay : 44241

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 958800

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71186115