19:07 EST Thứ sáu, 03/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Thư giãn - Chuyện lạ đó đây


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Độc, lạ tôm tre tiền triệu ở Bình Định

Thứ bảy - 05/03/2016 09:18
Từ những thanh tre thô kệch, cụ Nguyễn Minh Châu (88 tuổi, trú phường Bình Định, thị xã An Nhơn, Bình Định) đã cho ra đời những con tôm giống hệt như thật được bán với giá từ vài trăm ngàn lên tới cả triệu đồng tùy kích cỡ to nhỏ.

Cụ Châu cho hay: “Để làm ra những tôm tre sinh động, ban đầu, tôi phải chịu khó quan sát con tôm hùm thật rất kỹ. Sau đó, còn mua vỏ tôm về để xem cấu tạo nó ra sao và đối chiếu với sản phẩm mình làm ra. Phải mất hàng chục năm mới có thể hoàn thiện được con tôm tre như bây giờ”.



Năm 1987, sản phẩm tôm hùm tre của cụ Châu được giải thưởng thủ công mỹ nghệ toàn quốc tại một hội chợ ở Quảng Ngãi. Từ đó, khách đặt hàng ngày càng nhiều và nghề làm tôm hùm tre trở thành nghề chính của gia đình cụ.

 

Theo cụ Châu, phần đầu của tôm hùm tre nhìn phức tạp nhưng được chế tác rất đơn giản bằng gỗ cây bông gòn rất mềm và nhẹ, phủ lên lớp keo sau đó rải thêm lớp cát mịn, gắn râu.

 

Khó nhất là công đoạn tạo dáng cong cong của thân tôm. Phần thân này được làm bằng những khúc tre tròn, cưa xéo, xếp theo quy cách từ lớn đến nhỏ dần về phía đuôi, sau đó kết nối nhau bằng dây thép. Phần đuôi là những miếng tre được chẻ rất mỏng… xếp xòe ra. Râu tôm được làm bằng dây chuối quấn vào sợi thép để dễ ngoe nguẩy, tạo nên vẻ sinh động bề ngoài cho con tôm.

 

Để tôm tre không bị mối mọt tấn công, gia đình cụ Châu đã ngâm tre nguyên liệu liên tục trong 6 tháng dưới ao bùn, sau vớt lên phơi thật khô và dùng phương pháp đặc biệt để chống tác hại từ bên ngoài, tăng độ tuổi cho tôm tre.

 

 Hiện cơ sở sản xuất tôm tre của gia đình cụ Châu có 6 lao động, gồm: vợ chồng cụ Châu, vợ chồng anh Nguyễn Phúc Sơn (56 tuổi, con trai cụ Châu) và 2 người cháu họ.

 

Vợ chồng cụ Châu chủ yếu phụ trách việc làm râu tôm. Hai người cháu gái chịu trách nhiệm việc lắp ráp các đốt tre để tạo hình cho con tôm. Những việc còn lại như: cưa đốt tre, sơn màu... đều do vợ chồng anh Sơn lo liệu.

 

Sản phẩm tôm tre của gia đình cụ Châu được phân thành 3 loại (phân theo kích cỡ), gồm: loại nhỏ nhất có giá 350.000 đồng/con, loại trung bình có giá 400.000 đồng/con, loại lớn 1.000.000 đồng/con. Bình quân, mỗi tháng gia đình cụ bán được khoảng 200 - 300 con tôm tre, ngày Tết thì số lượng có thể tăng gấp 2-3 lần.

Theo Dũ Tuấn/danviet.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 131

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 130


Hôm nayHôm nay : 31033

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 82150

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73129121