03:29 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Thư giãn - Chuyện lạ đó đây


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đồng Tháp: "Rắn có chân" xuất hiện trong bệnh viện

Thứ bảy - 02/06/2012 07:51
Một người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp đã phát hoảng khi phát hiện rắn có chân vào ngày 27/5 vừa qua.
Người đàn ông này đang chăm vợ mới sinh nằm trong phòng khu dịch vụ khoa Sản của bệnh viện. Sau một cơn mưa, anh mở cửa phòng ra thì thấy dưới chân mình có con rắn lạ. 

Con rắn này dài khoảng 15cm, to cỡ chiếc đũa, đầu thon nhỏ, màu nâu đen, có vảy như rắn mối. Đặc biệt, con rắn còn có 4 chân. 4 chân rất nhanh nhẹn khi chạy trốn trên cạn và bơi rất nhanh trong nước. 

Vì không biết là rắn gì nên anh này đã gọi mấy anh ở phòng kế bên ra xem. Tất cả đều lắc đầu cho hay chưa từng thấy con rắn như vậy, cũng không biết có độc hay không nhưng nhìn rất sợ. 


Con "rắn có chân" xuất hiện tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp. (Ảnh Lê Kết)

Sau khi xem ảnh và clip do người dân gửi đến, PGS.TS Lê Nguyên Ngật, Khoa Sinh, Đại học Sư phạm Hà Nội cho hay, đây không phải là loài rắn mà thực chất là thằn lằn. Để xác định loài cần các yếu tố như vảy ở các bộ phận: đầu, thân, đuôi cùng các yếu tố khác, nhưng có thể xác định con vật này thuộc họ thằn lằn bóng, giống thằn lằn chân ngắn. Đặc điểm của giống thằn lằn là chân ngắn, cơ thể đồng màu, trừ một số loài có sọc trên lưng. Ở Việt Nam có khoảng 5 – 6 loài thuộc giống chân ngắn.


Thằn lằn chân ngắn. (Ảnh Wikipedia)

Loài thằn lằn này không bao giờ cắn người và cũng không có độc. Ngoại trừ một số loài lớn ở miền Bắc có thể cắn người chảy máu do chúng quá to. Hiện chỉ có một loài thằn lằn độc tồn tại phân bố ở Châu Mỹ.. Vì thế, người dân có thể an tâm khi thấy thằn lằn.

Giống thằn lằn chân ngắn thường sống trên mặt đất, trên cây, có khả năng bơi nhanh dưới nước. Chúng ăn các loài côn trùng nhỏ. Các nghiên cứu cho thấy, chúng không có ý nghĩa về dược học, cũng không có giá trị xuất khẩu.

PGS.TS Lê Nguyên Ngật cho hay, người dân nếu thấy giống thằn lằn chân ngắn có thể bắt lại, gửi mẫu để các nhà sinh học nghiên cứu về loài. Khi bắt nên cầm phần thân, tránh cầm đuôi vì thể bị đứt (giữa các đốt sống đuôi thằn lằn có một phần sụn, khi co đột ngột, sụn sẽ đứt, rơi hẳn ra. Tuy nhiên, sau một thời gian phần đuôi này sẽ được tái sinh trở lại). Đuôi nguyên vẹn cũng là một yếu tố quan trọng để xác định loài của thằn lằn. 
Theo bee
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 371

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 370


Hôm nayHôm nay : 54331

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1112632

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71339947