02:49 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Thư giãn - Chuyện lạ đó đây


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hủ tục chôn sống trẻ sơ sinh tại Quảng Trị

Thứ ba - 07/02/2012 20:40
Câu chuyện hư hư, thực thực giữa thế giới của người chết đang ám ảnh các hộ dân tộc Vân Kiều xã A Dơi (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). Hủ tục "rừng ma" gây ra những nỗi đau vẫn đang tồn tại với người Mày, Ma Coong vùng cao Quảng Bình.
Hủ tục chôn sống trẻ sơ sinh tại Quảng Trị

Hủ tục chôn sống trẻ sơ sinh tại Quảng Trị

Chiều, núi rừng miền cao Quảng Bình chuyển mưa lạnh. Con đường Hồ Chí Minh vắng lặng, bên những khu “rừng ma”, thỉnh thoảng có tiếng chim thảng thoáng, vỗ cánh bay vọt bầu trời đen đặc mây phủ. Khắp các bản người Mày, người Ma Coong vùng cao các huyện Minh Hóa, Bố Trạch (Quảng Bình), vẫn còn nhiều nỗi đau vì “ma rừng“.

 

Đã hơn 16 mùa rẫy, nhưng nhớ lại ngày phải tự tay chôn sống đứa con mình vì hủ tục, ông Y Cư (68 tuổi, bản Khe Rung) vẫn còn dằn vặt. Tháng 11/1994, vợ Y Cư chuyển dạ sinh con nhưng bị băng huyết chết. Y Cư chưa hết bàng hoàng mất đi người vợ lại bị dân bản buộc phải chôn sống con. “Ngày bố chuẩn bị chôn “noong” (con), nó còn mở tròn 2 mắt như không biết điều gì xảy ra. Chỉ khi bỏ xuống huyệt rồi, noong mới khóc ré lên” – Y Cư nói trong nước mắt.

 

Cùng bản làng với Y Cư, ông Y Hắt (64 tuổi) buộc phải chung số phận vì sợ “lời nguyền“ của con “ma rừng“. Vào mùa rẫy tháng 7/1993, bà Y Mốc, vợ Y Hắt sinh con được ba ngày thì lên cơn sốt vì nhiễm trùng và tắt thở. Nghe được tin dữ, già làng cùng dân bản kéo đến, họ chia buồn và buộc bắt Y Hắt phải chôn sống con mình.

 

Đặc biệt, tại bản Cà Ròong 1 (xã Thượng Trạch), ông Y Hoi (73 tuổi) đến giờ vẫn mang nỗi đau vì phải mất cùng lúc hai đứa con trai kháu khỉnh cùng người vợ cũng chỉ vì lời nguyền con ma rừng. Một ngày cuối tháng 9/1989, bà Y Bắp, vợ ông Hoi sau khi sinh đôi được 2 đứa con trai thì kiệt sức rồi chết. Cả bản hung hãn kéo đến buộc Y Hoi phải chôn 2 đứa trẻ. Hơn 20 mùa rẫy, nhưng tiếng của già làng vẫn còn văng vẳng bên tai ông như nỗi ám ảnh khôn nguôi “Mày không đem chúng đi chôn thì cả làng này sẽ bị con “ma rừng“ về “nguyền” chết hết.

 

Ông Hồ Tuân – Chủ tịch UBND xã Dân Hóa cho hay: Từ trước đến nay, trên địa bàn đã xảy ra 3 - 4 trường hợp chôn sống con theo mẹ được cứu sống. Còn những người chết vì hủ tục này thì không thống kê hết được. Tưởng chừng hủ tục này bỏ cách đây gần 40 năm, nay lại có nguy cơ tái diễn tái diễn.

 

"Luật" vào "rừng ma"

 

Đi từ đường HCM, rẽ qua QL9, lên thị trấn Khe Sanh, mất thêm gần tiếng đồng hồ xe chạy mới có thể đến được với bản Pa Roi - địa bàn cuối cùng của xã A Dơi, nằm tiếp giáp dòng sông Se Pon và vùng biên giới Việt - Lào.

 

Sáng, Pa Roi sương giăng kín cả vùng trời. Sự vắng lặng của bản làng cùng cái thâm u, thăm thẳm bê dòng Se Pon càng làm không gian thêm nặng nề. Người Vân Kiều quan niệm chết là trở về với rừng, chốn linh thiêng nhất. Ở đó, người chết vẫn có một thế giới đầy đủ với đầy đủ mọi sinh hoạt. Cho nên với người Pa Roi, Vân Kiều, “rừng ma” là nơi bất khả xâm phạm, không ai được chặt phá rừng dù bất kỳ lý do gì để bảo quản khu rừng mà của xâu mình được tươi tốt, không làm “kinh động” đến người đã chết.

 

Theo “luật” để được vào “rừng ma”, ngay già làng phải họp bàn, xin phép. Nếu phát hiện người nào cố ý vào sẽ bị phạt nặng.

 

Để thực tế “rừng ma” với cư dân bản địa là điều không dễ dàng. Chúng tôi phải mua đầy đủ các vật cúng tế: gà, hương để Già Pả Chiên (73 tuổi), già làng bản Pa Roi làm lễ xin phép. Nhưng khi dẫn vào rừng ma ông vẫn đầy lấm lép. Vừa thấy khu rừng cao, cổ thụ bên cạnh Trạm biên phòng A Dơi, già Chiên nhảy bổ về phía tường núp vội, tay run rẩy chỉ về khu rừng ma âm u, huyền bí của bản mình.

Theo Thiếu tá Hồ Hải Hùng, Trạm trưởng trạm Biên phòng A Dơi: Bao năm gắn bó với đồng bào, chúng tôi phải chấp hành những quy định đó dọc các khu rừng ma của họ. Ngay đến người Kinh lên đây làm kinh tế, đơn vị phải thường xuyên nhắc nhở, vận động để họ không xâm phạm đến “rừng ma” của đồng bào để tránh những điều không hay xảy ra. Khác với những dân tộc khác, việc cải táng ở “rừng ma” với người Vân Kiều là điều cấm kỵ. Bởi thế, họ không bao giờ được đụng chạm đến mồ mả, cây rừng.

 

“Khi đã chôn rồi thì không ai lui tới rừng ma nữa. Muốn tới thì phải cúng. Nhưng mỗi năm cũng chỉ được tới một lần mà thôi vì sợ con ma rừng sẽ theo về” - Già Chiên cho hay. Thường dịp cúng rừng của người Vân Kiều phải có rượu, có thể giết gà, lợn, trâu nhưng nhất thiết phải là những con vật sống thì rừng mới nhận lời. Nhiều người sợ, không dám đến “rừng ma” nên chỉ tổ chức cúng ở nhà rồi gọi ông bà tổ tiên từ “rừng ma” chứng dám.

 

Theo: KH&ĐS

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 290

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 289


Hôm nayHôm nay : 31383

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1090643

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72773352