Anh Lê Huy Giáp quê gốc Nam Định. Năm 1995, anh theo cha mẹ vào Nam lập nghiệp. Khi đó, hành trang mang theo của gia đình là 1 cây xanh lá liễu và 1 cây đa Búp Đỏ (cùng giống đa Tân Trào).
Dù được trả giá rất cao, gia đình anh Giáp nhất quyết không bán cây đa kỷ niệm
Đến vùng đất biên giới khô cằn ở ấp Tân Thanh, xã Tân Phú, huyện Tân Châu, Tây Ninh, gia đình anh theo nghề trồng cây kiểng và cây đa Búp Đỏ, vật kỷ niệm của quê nhà được cha anh đặt biệt quan tâm, chăm chút.
Để cây đa có được bộ rễ “độc”, anh Giáp cùng cha là ông Lê Ngọc Trữ phải mất nhiều tháng trời để chặt một bụi tầm vông đem về, đắp đất lên tạo thành một cái nhà hai mái, cao 2 m. Sau đó, ông đem cây đa trồng lên mái nhà rồi chăm bón, uốn nắn cho cây đa mọc rễ trùm lên mái nhà, xung quanh để một khoảng trống như cửa ra vào.
Bộ rễ cây đa có đường kính 5 m
Ngay giữa trưa hè nắng nóng, bên trong bộ rễ, không khí mát lạnh
Sau 17 năm được chăm sóc chu đáo, bộ rễ của cây đa đã thành hình, rũ xuống, đan xen nhau tạo thành một mái vòm, đẹp mê hồn.
Theo anh Giáp, hiện cây đa cao khoảng 20 m, đường kính bộ rễ rộng 5 m, chiều cao bên trong khoảng 2,6 m. Trưa nóng có thể mắc 2-3 cái võng bên trong để nghỉ ngơi.
Dù cây đa nằm ở một nơi hẻo lánh nhưng tiếng lành đồn xa, rất nhiều người ở các địa phương khách đến chiêm ngưỡng và trả giá cao ngất trời từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng nhưng gia đình anh Giáp vẫn từ chối.
"Cha tôi quý cây đa này lắm, ông nói, nhìn nó để đỡ nhớ cảnh quê nhà với cây đa, giếng nước. Bởi vậy, dù ai trả giá cao thế nào cha tôi cũng không bán. Như năm rồi, có người trả giá lên đến 1,7 tỉ đồng nhưng vẫn ông vẫn lắc đầu".
Anh Giáp cho biết sẽ uốn nắn cây đa thành một ngôi nhà nghỉ mát Thuỷ Tạ
Phút nghỉ ngơi dưới bộ rễ đa của ông Trữ, cha anh Giáp. Ảnh: Đại Dương
Anh Giáp cho biết, hiện nay phần rễ phía trên đã cố định. Với ý tưởng xây dựng cây đa như một ngôi nhà nghỉ mát Thủy Tạ theo thuyết âm – dương hài hòa, anh sẽ nâng gốc đa lên cao khoảng 1m bằng cách đào một đường rãnh vòng gốc đa. Sau đó, tiếp tục phát triển bộ rễ phía dưới rộng ra, rồi cho nước vào rãnh, xây một chiếc cầu bắc qua. Phần ngọn thì sẽ cắt tỉa dần các cành nhánh để chỉnh sửa tán cây thành hình tròn như một chiếc dù.
"Cũng phải 10 năm nữa cây đa mới thành hình hoàn thiện như vậy. Chúng tôi chăm chút cho cây đa này không phải để bán mà để giăng võng nghỉ ngơi hoặc uống trà, đối ẩm cùng bạn bè sau những giờ làm việc mệt nhọc".
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn