19:18 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Thư giãn - Chuyện lạ đó đây


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghề thổi lửa uốn tầm vông ở Bảy Núi

Thứ năm - 20/06/2019 04:34
Đốt lửa nướng tầm vông hay còn gọi là uốn tầm vông để giúp cây suôn thẳng không bị cong. Đây là nghề truyền thống có gần 30 năm ở vùng Bảy Núi – An Giang.
 
Có thể nói vùng Bảy Núi là nơi trồng cây tầm vông số lượng lớn nhất ở ĐBSCL. Tập trung nhiều ở các xã như Lương Phi, Lê Trì, Ô Lâm, Cô Tô và thị trấn Ba Chúc… thuộc huyện Tri Tôn.
Sau khi dùng lửa uốn, những cây tầm vông có thân hình cong queo trở nên suôn thẳng, khi bán ra thị trường sẽ có giá trị cao.
Theo người dân cho biết, trước khi uốn tầm vông phải uốn đoạn gốc trước, chỉnh cho thẳng rồi mới bắt đầu uốn phần ngọn.
Nghề này đòi hỏi người thợ phải có tay nghề giỏi canh ngọn lửa, chiều gió mà điều chỉnh.
Những người thợ lành nghề thường chỉ cần nhìn vào ngọn lửa trong lò là có thể biết được thời gian uốn phù hợp. Tùy vào lửa lớn hay nhỏ, nhiệt độ nhiều hay ít mà thời gian uốn sẽ nhanh hay chậm.
Những cây tầm vông cong sẽ biến thành thẳng nhờ căn chỉnh ngọn lửa. Trung bình mỗi cây mất từ 2-3 phút.
Khâu uốn phần gốc tầm vông này đòi hỏi sự khéo léo lẫn sức lực của người làm.
Bởi cây tầm vông thuộc họ tre nhưng thân cây nhỏ hơn, đặc ruột, vì thế để uốn được phần gốc người thợ sẽ có thêm cây móc đè cây xuống, còn phần ngọn chỉ cần đặt vào lò đợi đủ lửa là uốn cho thẳng.
Tầm vông sau khi thu hoạch, sẽ được đưa vào lò để uốn. Công việc uốn tầm vông được thực hiện theo cặp, cứ một người uốn gốc, người còn lại sẽ uốn ngọn. Mỗi lượt sẽ uốn từ 10-15 cây tầm vông, tùy vào kích thước, độ dài, độ già của cây.
Nghề nướng tầm vông thường được thực hiện theo cặp, mỗi ngày người có tay nghề cao sẽ uốn được từ 200-250 cây.
Trung bình những người thợ uốn tầm vông sẽ có thu nhập từ 200.000 – 300.000 đồng/người/ngày.
Tuy nghề uốn tầm vông tuy lắm vất vả, nhưng bù lại đã giúp hàng trăm hộ dân có cuộc sống ổn định.
Tùy theo kích thước dài, ngắn mà tầm vông được thu mua với các giá khác nhau: Loại 1 (9m) 45.000 đồng/cây; loại 2 (8m) giá 30.000 đồng/cây; loại 3 (7m) giá 20.000 đồng/cây; loại 4 (6m) giá 17.000 đồng/cây...
Ông Nguyễn Văn Mến, ở xã Lương Phi, huyện Tri Tôn cho biết: Ở vùng đất này, nhà nào cũng trồng từ vài chục bụi đến hàng trăm bụi. Nhà nào có khoảng 100 bụi tầm vông 3 năm tuổi có thể thu nhập từ 20 - 25 triệu đồng/năm.
Theo người dân địa phương, tầm vông là loại cây trồng không cần chăm sóc, cây ít sâu bệnh, không cầu đầu tư nhiều, vì vậy trồng 3 năm là có thể thu hoạch, thời gian kéo dài từ 50-60 năm.
Tầm vông sau khi uốn sẽ được thương lái đem đi phân phối các tỉnh ĐBSCL.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn cho biết: Mỗi năm ở vùng Bảy Núi cung cấp khoảng 500.000-700.000 cây tầm vông cho khắp các tỉnh, thành ĐBSCL. 
LÊ HOÀNG VŨ/NONGNGHIEP.VN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 149


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1171990

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72854699