19:30 EDT Thứ tư, 17/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Thư giãn - Chuyện lạ đó đây


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những câu chuyện kỳ lạ về đồng tiền

Chủ nhật - 12/05/2013 23:36
Tiền bạc bao giờ cũng là vấn đề nóng. Các bạn hãy thử nghe vài câu chuyện kỳ lạ xung quanh đồng tiền.

1. Vào năm 1865 khoảng 1/3 số tiền lưu hành ở Mỹ là tiền giả.

2. Mãi đến thế kỷ XVIII tại Thuỵ Điển, người ta còn sử dụng tiền bằng đồng, khối lượng lên tới 20kg.

3. Mệnh giá của đồng đôla Mỹ đã có thời lên đến 10.000 USD.

Những câu chuyện kỳ lạ về đồng tiền

4. Thẻ tín dụng đầu tiên xuất hiện ở Mỹ vào năm 1937. Còn máy rút tiền đầu tiên cũng ra đời ở Mỹ năm 1939.

5. Đồng tiền bán được giá cao nhất là đồng decadramax cổ Hy lạp, bán đấu giá ở Zurich với giá 314.000 đôla.

6. Đơn vị của tiền Nga lúc đầu là côpêch (hiện nay là rúp bằng 100 côpêch). Xuất xứ của nó là đồng tiền này do Sa hoàng là Ivan Bạo chúa (Ivan Grozny) đặt ra, trên đó có hình ông và một ngọn giáo, tiếng Nga là côpiô). Người ta nhân đó đặt đông tiền là côpêch luôn. Lúc đầu, đơn vị nhỏ hơn của nó là 1/4 côpêch, thuộc loại nhẹ nhất thế giới, bằng đồng nặng 0,17g.

7. Thời Nữ hoàng Nga Ekatherina I (1725), người ta đúc đồng Rúp bằng đồng, nặng 1,636kg.

8. Đồng tiền Nga lớn nhất hiện nay đúc bằng bạc, nặng 3kg. Vì không để tiêu nên nhiều người chẳng trông thấy bao giờ.

9. Đồng tiền có mệnh giá cao nhất của Nga do Ngân hàng Trung ương phát hành, nặng 1 kg bằng vàng ròng và mệnh giá là 10.000 rúp.

10. Vào thế kỷ XIX, tại Alasca đồng tiền còn làm bằng da hải cẩu, hiện có giá bằng khối lượng vàng tương ứng.

11. Ở Nga có một đồng tiền vừa đúc thì lập tức bị thu hồi là đồng tiền đúc sau khi Sa hoàng Alexander I chết, truyền ngôi cho thái tử Constantin nên khắc hình tân vương. Nhưng ông này không thích làm vua, nhường ngôi cho Nicôlai. Thế là tiền vừa đúc xong phải quay trở lại lò để đúc lại.

12. Tiến giấy đầu tiên ở Mỹ bắt đầu lưu hành từ Thời nội chiến, in trên gác thượng của một Toà nhà kho bạc, bằng phương pháp thủ công.

13. Cho đến giữa thế kỷ XX ở một số vùng thuộc Lục địa đen dân chúng vẫn dùng gia súc làm đơn vị tiền tệ.

14. Vào cuối thể kỷ XX tại Bỉ trên đồng tiền còn in thêm cả quảng cáo

15. Trong một cuộc điều tra rộng rãi, 92% số người được hỏi coi trọng tiền hơn là một tình yêu hạnh phúc kéo dài suốt đời.

16. Tại Trung Quốc cổ đại, người dân lấy tiền bằng đồng để đúc lại thành công cụ lao động và đồ dùng trong gia đình vì đồng thuộc sự quản lý nghiêm ngặt của nhà nước.

17. Trung bình một tờ tiền giấy chứa khoảng 26.000 vi khuẩn, một con số đủ lớn để bạn cảm thấy buồn nôn và thậm chí có thể gây bệnh.

18. Một nghiên cứu cho thấy một số tế bào virus cúm có thể tồn tại tới 17 ngày trên tờ tiền giấy của Thụy Sĩ.

19. Với kích thước hơn khổ giấy A4, tờ 100.000 peso của Philippines phát hành năm 1988 là tờ tiền giấy lớn nhất thế giới nhưng chỉ dành cho các nhà sưu tập, với giá 180.000 peso (3.700 đôla Mỹ).

20.Vì sao đôla lại ký hiệu là $. Cơ quan chịu trách nhiệm vẽ và in đồng đôla giải thích ký hiệu "P S" từng được dùng để chỉ đồng peso Tây Ban Nha và Mexico, dần dần chữ S được đè lên chữ P, thành ký hiệu của đôla.

21.Đồng tiền nào cũng phải cũ đi. Giá trị càng nhỏ, càng được sử dụng nhiều thì vòng đời của nó càng ngắn. Đồng 1 đôla chỉ tồn tại được có 21 tháng trong khi đồng 100 đôla có thể tồn tại được hơn 7 năm.

22.Chân dung Nữ hoàng Elizabeth II xuất hiện trên đồng tiền của 33 quốc gia khác nhau, nhiều hơn bất kỳ người nào khác. Canada và Australia lại thích vẽ chân dung bà mặc quần áo thường dân, một số nước vẽ bà khi đã già, số khác lại luôn giữ chân dung của bà thời trẻ, như Belize chọn chân dung Nữ hoàng khi mới 20 tuổi.

Theo Bảo Châu
Vietnamnet
Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 129

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 128


Hôm nayHôm nay : 44044

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 768111

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64754055