12:39 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Thư giãn - Chuyện lạ đó đây


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tết Quý Tỵ kể chuyện rắn

Thứ năm - 28/02/2013 19:23
Các loại rắn đều có thân mềm dẻo, đầu dính liền với thân, không có chân, tai ngoài và mí mắt. Chúng khá giống nhau, chỉ khác ở màu sắc, hoa văn và sự xếp vảy.

Và lớn nhất là rắn cuộn mồi Eunectes murinus dài hơn 11 mét, rắn hổ mang chúa Ophiopagus hannah 5,4 mét và trăn da mắt lưới Python reticulatus (một họ nhà rắn) 11 mét. Mọi loại rắn đều có thể di chuyển dễ dàng nhờ cách trườn, bò trên mặt phẳng. Chúng có bốn kiểu trườn. Rắn đồng và rừng thưa chủ yếu di chuyển bằng cách lượn sóng. Những con rắn to như vipe và trăn thường trườn thẳng như sâu đo. Ở sa mạc hay địa hình cát sỏi nhiều ma sát, chúng sẽ oằn mình uốn éo và quăng mình đi xa hết mức. Rắn sống trên cây lại dùng cách leo trèo, lấy thân cổ móc chặt vào cành lá. Tốc độ di chuyển ở một con rắn rất cao: rắn chuông Crotalus là 3,2 km/giờ (h), nhất là rắn chuông C. cerates gần 5 km/h; rắn cỏ châu Âu Natrix natrix 6,4 km/h; rắn xe ngựa Masticophis flagellum - nhanh nhất Bắc Mỹ 8 km/h. Kỷ lục tốc độ được trao cho con rắn độc châu Phi Dendroaspis, khi bị chọc tức nó có thể săn đuổi đối phương ở vận tốc 11,2 km/h.

 

 Nói chung, rắn ăn được rất nhiều thứ thức ăn, gồm cả thực vật, động vật, từ những con côn trùng nhỏ đến bò sát và thú lớn. Nhờ cấu trúc hàm linh động, chúng có thể nuốt chửng một con mồi lớn gấp nhiều lần cơ thể. Chẳng hạn một con rắn sọc Thamnophis chỉ bé bằng chiếc đũa nhưng có thể nuốt được một con ếch to 5 cm; một con trăn nặng dưới 10 kg cũng xơi được một con nai nặng 18 kg. Cũng có loại rắn chỉ thích ăn một thứ, như rắn mù Typhlopidae và rắn mắt mờ Leptotyphlopidae ăn kiến và mối, chúng sống ngay dưới tổ kiến mà không bị kiến cắn nhờ có lớp vảy dày. Rắn Dipsas chủ yếu ăn ốc sên; rắn nâu S. dekayi, một họ hàng gần gũi với nó lại thích ăn giun. Nhiều rắn cây nhiệt đới như rắn đất mũi dài Rhinocheilus leconti Nam Mỹ, rắn cạp nong Bngarus Ấn Độ ăn thằn lằn. Rắn lải đen Coluber constrictor Bắc Mỹ ăn chuột và ếch. Rắn nước Natrix sipedon Bắc Mỹ ăn cá và ếch, Regina Mỹ ăn tôm, rắn Fordonia Ấn - Úc ăn cáy...

Mặc dù ăn được nhiều loại, thậm chí ăn bất cứ thứ gì trên đường như trường hợp rắn sọc dài, rắn hổ mang cá Agkistrodon piscivorus, hổ mang A. contortrix và masauga Sistrurus catenatus. Phần lớn các loại rắn đều săn mồi khá ít và không đều. Một con rắn nhỏ phải từ 7 - 10 ngày mới săn mồi một lần. Một con trăn một năm chỉ ăn khoảng 8 lần. Trừ trường hợp chúng quá đói hay trong mùa sinh sản, khi cần điều chỉnh thân nhiệt mới đi lang thang, băng qua những đoạn đường xa tìm thức ăn.
Rắn cũng có nhiều thiên địch như chồn mangus, cầy hương Á - Phi, diều ăn rắn Bắc Phi, gà tây Bắc Mỹ... Song, kẻ thù nguy hiểm nhất của rắn lại là rắn. Thường ở mỗi lục địa ít nhất cũng có một loại rắn ăn đồng loại. Rắn lải đen thường ăn những con rắn nhỏ hơn trên đường đi. Rắn mang bành chuyên ăn rắn, nhất là mang bành chúa Ophiophagus...
Để tự vệ, nhiều loại rắn thường biết biến đổi màu sắc và hình dạng nhằm ẩn nấp, trốn tránh kẻ thù. Rắn trong rừng thường có các màu xanh để dễ hòa vào lá, nhiều con còn đóng giả một dây leo như thật. Rắn biển thường có màu sặc sỡ để cảnh báo chúng cực kỳ nguy hiểm. Rắn đêm cả ngày chỉ ẩn mình dưới đá hoặc rễ cây, tối mới ra săn mồi. Tương tự, rắn mù chỉ sống dưới hang đất, bất đắc dĩ mới ló ra ngoài.
Đa số các loại rắn đều ngủ đông. Chúng tìm một chỗ yên tĩnh và nằm ở đó bất động trong suốt mùa lạnh. Thân nhiệt tự động hạ xuống chỉ còn từ 0 đến 4,5 độ C. Nếu ngoài trời, nhiệt độ xuống dưới 0 độ C thì khả năng chúng sẽ chết. Đến mùa xuân, trời ấm áp, thân nhiệt rắn lại tăng và chúng bò ra khỏi ổ. Rắn vùng ôn đới thường có ba nấc nhiệt: 30, 21 và 4,5 độ C, tương ứng với sự hoạt động, nghỉ ngơi và ngủ đông. Tuổi thọ của rắn do vậy khá cao, từ 10 - 20 năm, cá biệt 30 năm.
Vào mùa sinh sản, rắn thường đẻ từ 8 - 15 trứng. Đối với trăn, có thể hơn 100 trứng. Những con non khi mới nở đến lúc lớn đều phải sống tự lập, không có cha mẹ. Tuy nhiên, phải sau 2 - 6 năm, rắn non mới trưởng thành.
Rắn cũng đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt và tín ngưỡng con người. Nhiều nơi đều coi rắn là vật thiêng, tổ tiên sinh ra nòi giống, dân tộc mình và gửi gắm vào rắn những ý niệm tốt đẹp cũng như mong muốn về một cuộc sống an lành, sung sướng. 
Trong thần thoại Hy Lạp, rắn được xem là biểu tượng của sự sinh sôi và của cải. Thần Dớt - chúa tể của các vị thần cổ tích Hy Lạp đã từng mang lớp rắn khi xuống trần gian, và những cuộc tình vụng trộm của thần đã sinh ra rất nhiều dân tộc trên thế giới. Rắn cũng được ví đồng nghĩa với sức mạnh khủng khiếp và sự trừng phạt. Laocon và con trai vì chống lại vị thần ánh sáng Apolo đáng kính của người La Mã nên đã bị trời phạt. Mặc dù họ cực kỳ khôn ngoan và có sức khỏe siêu phàm, tránh được bao nhiêu tai nạn, song cuối cùng cũng bị một con rắn cắn chết. 
Truyện của người Na Uy kể rằng, ngày xưa có một con vật vô cùng to lớn là con rắn Iomungande,  nó vốn được sinh ra và nuôi dưỡng ở xứ sở thần tiên, vì nó lớn nhanh kinh khủng, lo ngại nó sẽ phá vỡ sự uy nghiêm của chốn thần thánh nên Odin - cha của các vị thần Na Uy, đã ra lệnh giết chết con mãng xà bằng cách vứt nó xuống biển. Không ngờ nó không sao mà còn lớn nhanh như thổi, sau đó quẫy đạp mặt đất, gây bão lụt triền miên khiến dân gian khổ sở. Thần Sét được lệnh phải quyết chiến với Iomungande. Một trận đấu long trời lở đất, con vật bị đánh chết, song thần Sét cũng bị chết đuối trong nọc độc tuôn trào như sóng biển từ miệng nó. Trận hồng thủy cũng làm hại vô số sinh linh. Vì điều này và những nguyên nhân sâu xa, kinh thánh đã từng xem rắn là hình bóng của quỷ dữ. 
Ở Việt Nam, con rắn hết sức gần gũi với người dân, nhất là dân quê. Từ nhỏ, trẻ em đều đã thân quen với những con rắn thật trên đồng và hình tượng rắn trong các câu chuyện cổ tích. Nhiều đền đài của cả Bắc và Nam bộ đều có bàn thờ rắn với ảnh tượng, hình trang trí, phù điêu rắn trên tường, mái và cổng điện. Nhiều nơi có nghề bắt rắn, nuôi rắn làm thức ăn, bài thuốc, nguyên liệu sản xuất, sinh vật cảnh, diễn xiếc hoặc phục vụ du lịch.
Viết Hùng (Sưu tầm:khoahocphothong.com.vn)
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 301

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 299


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1060864

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71288179