08:56 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Thư giãn - Chuyện lạ đó đây


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trẻ em và tiền bạc – trái táo không rời xa cây

Thứ bảy - 18/03/2017 09:41
Chúng ta luôn muốn con mình có những đặc điểm vượt trội như xinh đẹp, nhanh nhẹn, có tầm nhìn tốt, thông minh, lớn lên sẽ thành tài và đặc biệt là giàu có.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Theo khảo sát cho thấy “03 sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân mà các bậc làm cha mẹ thường mắc phải là khi họ không tiết kiệm đủ để đảm bảo cuộc sống sau khi nghỉ hưu (có 43%), những người không tiết kiệm đủ cho các trường hợp khẩn cấp (có 42%) và cho các khoản nợ tín dụng hàng tháng (có 30%) con trẻ sẽ lặp lại những lỗi này.

Sau đây là 04 điều đơn giản mà các bậc làm cha mẹ nên bắt đầu làm để đảm bảo con trẻ sớm có được nhận thức đầy đủ về tài chính và bắt đầu xây dựng thói quen có trách nhiệm.

“Con khỉ thấy, con khỉ làm theo”

 

Sự thay đổi đầu tiên mà bạn cần phải làm là dạy cho bọn trẻ biết đến tài chính từ sớm: Thay vì chờ lũ trẻ đi ngủ mới ngồi tính toán các khoản chi tiêu trong nhà, bạn làm việc đó ngay trước mặt lũ trẻ.

Điều đó thôi thúc trí tò mò của chúng, và chúng sẽ đặt ra những câu hỏi cũng như muốn biết bạn đang làm gì.

Để cho chúng thấy cách bạn tính toán chi tiêu tài chính sẽ khuyến khích chúng học và làm theo bạn khi chúng trưởng thành.

Tiến sỹ Vijai P.Sharma – nhà tâm lý học lâm sàng – cho hay “ Trẻ con sẽ làm theo những gì chúng thấy qua cách người lớn làm chứ không phải do chúng ta bảo chúng làm. Những đứa bé từ lúc mới ra đời học hỏi theo cách bắt chước người lớn…

Khi chúng lớn hơn một chút, chúng bắt đầu nhận diện cha mẹ và những người lớn xung quanh. Quá trình nhận diện sẽ hướng chúng theo hình mẫu cha mẹ và những người chúng yêu thương.

Sau quá trình này, các bản năng của đứa trẻ sẽ tương tự như của cha mẹ chúng. "Khi đứa trẻ đã đủ lớn, hãy cho chúng ngồi cạnh bạn, cho chúng thấy các cách cân đối sổ sách đơn giản, cách bạn chi trả cho các khoản nợ tín dụng và tính thuế.

Điều quan trọng là phải chúng chúng thấy được mặt sau của việc có tiền.

Lặp đi lặp lại việc làm này sẽ dạy cho con bạn khi trưởng thành sống có trách nhiệm và biết quản lý tài chính cá nhân.

Chỉ cho các con thấy và bảo chúng làm

Ti-vi, phim ảnh, âm nhạc và các phương tiện truyền thông trực tuyến hiện hay thường khiến bọn trẻ có quan niệm sai lầm về tiền bạc.

Theo một nghiên cứu cho thấy, trẻ độ tuổi từ 8-18 dành trung bình 7 tiếng rưỡi cho các hình thức truyền thông nói trên.

Có quá nhiều lỗ hổng trong các chương trình thực tế trên ti-vi, những chương trình thường gây ấn tượng rất lớn đến "các khán giả tuổi thanh thiếu niên" nhưng lại quá ít kiến thức quản lí tài chín và quá nhiều ý tưởng để tiêu tiền.

Điều này cũng dễ hiểu khi giới trẻ ngày này đang mất khả năng kết nối với đời thực và cũng như tạo nguồn thu nhập ổn định.

Đối với các bậc cha mẹ, bằng tình yêu thương của mình, bạn hãy chuẩn bị cho con trẻ trước khi vào đời sống xã hội, dạy cho chúng những ký năng sống phù hợp.

 

Điều đó có nghĩa là hãy cho chúng có cơ hội trải nghiệm cuộc sống với những công việc nặng nhọc.

 

Hãy tắt ti-vi nhà bạn và chỉ cho lũ trẻ các công việc phải làm như: bắt chúng giúp bạn chuẩn bị bữa tối cho gia đình, hay dọn dẹp sân vườn nhà bạn…

 

Theo nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ thường xuyên phải làm việc nhà thì khi trưởng thành chúng sẽ biết sống có trách nhiệm và biết quản lý tài chính.

Bánh xe đào tạo

Các nhu cầu thiết yếu như thực phẩm và nơi ở luôn chiếm một khối lượng lớn trong khoản thu nhập hàng tháng của bạn.

Vì vậy bọn trẻ cần phải hiểu “Cuộc sống không hề rẻ”. Nếu bọn trẻ không hiểu được điều này, chúng sẽ không thể tự lo cho cuộc sống của mình sau này.

Khảo sát cho thấy 41% cha mẹ vẫn phải trợ cập tài chính cho con mình khi chúng đã trưởng thành ở tuổi 23-28.

Chỉ có một nửa trong số các bậc cha mẹ nói rằng con mình hoàn toàn có thể sống tự lập, 35% giới trẻ bắt đầu thực sự tự lo được cho mình khi 30 tuổi; 8% ở tuổi 35; 2% ở tuổi 40 và 4% nói không bào giờ.

Bạn nên dạy cho con mình biết về giá cả chi tiêu hàng ngày bằng cách cho chúng trực tiếp tham gia việc quản lý chi phí và lên kế hoạch các bửa ăn hàng ngày.

Đưa trẻ tham gia vào các kế hoạch tiết kiệm như tắt đèn trong phòng khi không có người, tham gia vào việc sửa chữa các đồ đạc trong nhà cũng như thường xuyên dọn dẹp nhà cửa.

Khi chúng phải trực tiếp quán xuyến gia đình, chúng sẽ biết quan tâm đến các vật dụng và giữ gìn đồ đạc được bền hơn. Khi chúng đã đủ lớn, bắt chúng đi chợ và làm cơm cho gia đình, tối tiểu là một tháng một lần.

Việc thường xuyên đi chợ, mua sắm cho gia đình sẽ dạy cho bọn trẻ biết so sánh giá cả, có nhiều kinh nghiệm mua bán để biết cách tiết kiệm tiền hơn.

Bằng cách đưa chúng vào các công việc cụ thể, con cái bạn sẽ hiểu được thực tế chi phí cuộc sống là như thế nào.

Xây dựng nền tảng

Nếu việc dạy cho bọn trẻ về tài chính khiến bạn bối rồi vì lo ngại bạn cũng không có đủ kiến thức chuyên môn để giảng dạy, hãy dạy bọn trẻ qua những bài học thực tế trong đời sống.

Bắt đầu bằng các giải quyết các vấn đề cơ bản trong đời sống đó là duy trì ngân sách của mình. Hãy giúp con trẻ hiểu được hậu quả và những ảnh hưởng từ các quyết định tài chính.

Khi chúng đã thực sự hiểu, chúng sẽ tự biết sử dụng tiền một cách khôn khoan và thận trọng hơn cả chính bạn vào độ tuổi chúng bây giờ.

Theo Người đồng hành

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 115


Hôm nayHôm nay : 29467

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 257056

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73304027