18:21 EST Thứ hai, 30/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Thư giãn - Chuyện lạ đó đây


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây lăng mộ 3.000 cây vàng báo hiếu bố mẹ

Thứ tư - 20/03/2013 05:38
Khu mộ được xây dựng trong 2 năm với nguyên vật liệu 'không đụng hàng' được mua từ Thụy Sĩ, thợ cũng được tuyển chọn từ Hong Kong.
Kiến trúc độc đáo trong khu lăng mộ qua thời gian đã bị hao mòn đi nhiều.

Kiến trúc độc đáo trong khu lăng mộ qua thời gian đã bị hao mòn đi nhiều.

Ông Hà Mỹ Suông, tên thường gọi là Hội đồng Suông, là một đại điền chủ ở tỉnh Hà Tiên cũ hồi đầu thế kỷ 20. Ông nổi tiếng với câu chuyện chi 3.000 cây vàng để xây khu lăng mộ (hiện mộ tại khu phố 2, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) năm 1935-1936 để làm nơi an nghỉ cho cha mẹ. Khu mộ còn được biết đến bởi các nguyên vật liệu quý hiếm thời bấy giờ như đá xanh mua từ Thụy Sĩ, đá núi lấy tại Ngũ Hành Sơn ở miền Trung. Hai tốp thợ thuộc hàng nổi tiếng được thuê từ Trung Quốc và Hải Phòng.

Ông Nguyễn Ngọc Ẩn (80 tuổi, người cháu rể đằng con nuôi của ông Hà Mỹ Suông) kể, từ khi thừa hưởng khối "tài sản" khổng lồ này từ ông Suông, ông đã chứng kiến không biết bao nhiêu đoàn khách trong và ngoài nước tìm đến. Sau khi được diện kiến thì không ai lại không khỏi xuýt xoa.

Ông còn nhớ, năm trước có một vị khách ngoài tận Hà Nội, chỉ vì tò mò khu mộ trị giá 3.000 cây vàng mà bỏ cả công việc, đích thân đáp một chuyến máy bay vào tận TP Rạch Giá chỉ để được tận thấy, sờ nắn những phiến đá cẩm thạch ở khu mộ thuộc "hàng độc" này. Ông Ẩn bảo, chi phí 3.000 cây vàng để xây mộ ngày đó là không tính những chi phí vụn vặt khác, chứ thực tình con số ấy còn lớn hơn.

Xây lăng mộ 3.000 cây vàng báo hiếu bố mẹ
Ông Nguyễn Ngọc Ẩn người thừa kế khu lăng mộ 3.000 cây vàng.

Sinh thời ông Hà Mỹ Suông là địa chủ, nằm trong Hội đồng quản hạt Nam Kỳ, sở hữu 24.000 công đất. Ruộng lúa của Hội đồng Suông nhiều không thể tính nổi, ông Ẩn chỉ nhớ cha mình kể lại rằng, ruộng của dòng họ Hà ngày đó có khắp tỉnh Hà Tiên cũ, kéo dài từ vùng phía Tây Hà Tiên đến mũi Cà Mau ngày nay. Mỗi vụ thu hoạch lúa, thóc đong theo dạ chở hàng đoàn ghe về nhà, cả tháng trời mới hết. Tất cả lúa ông thường bán đi, mua vàng dự trữ, do đó ông mới có 3.000 cây vàng mà đến nay nghe nói cũng đã "choáng".

Theo tài liệu còn lưu trữ tại Bảo tàng Kiên Giang, Hội đồng Suông người gốc Hoa. Dòng dõi của ông xuất thân từ Phúc Kiến (Trung Quốc), nằm trong đoàn người bất mãn nhà Thanh (phong trào phản Thanh phục Minh cuối thế kỷ 17, đầu 18) mà dong thuyền xuống phía Tây Nam nước ta, được nhà Nguyễn chấp nhận cho định cư tại Rạch Giá ngày nay sinh sống.

Đến đời ông Suông là đời thứ 4, do cần cù, chăm chỉ làm ăn, ông Suông nhanh chóng giàu có, rồi tham gia Hội đồng quản Hạt. Tuy là một đại địa chủ nhưng ông sống trung lập, không hà hiếp dân lành. Vậy nên trong hơn 100 địa chủ trong vùng, thì ông Hà Minh Suông là người được dân chúng mến mộ.

Ông Ẩn kể vanh vách câu chuyện ông cố mình xây mộ từng xôn xao khắp Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ 20 được người cha kể lại. Do không có con, nên tất cả số tiền Hội đồng Suông đều mua vàng dự trữ. Chẳng mấy chốc đã đầy 6 thùng lớn (mỗi thùng tương đương với can đựng 50 lít nước bây giờ) cất giấu trong góc nhà. Trước khi về già, Hội đồng Suông chủ trương xây khu lăng mộ để làm nơi an nghỉ cho cha mẹ mình. Theo ông Hội đồng, đó không phải là lăng mộ đơn thuần mà phải đạt được tầm của một dòng họ danh gia vọng tộc.

Khu đất ông chọn là vùng trũng, nên bắt buộc phải đôn lên thành gò, làm nền. Ông phải thuê hàng đoàn người đào đất mấy tháng trời mới cơi được nền lên hẳn so với mặt ruộng và đắp một quả núi cao để mộ tựa lưng vào núi. (Quả núi này hồi nhỏ ông Ẩn còn thấy, nhưng qua thời gian đã bị bào mòn). Hội đồng Suông lại cho người tìm kiếm vật liệu nhưng phải là loại không "đụng hàng".

Đá cẩm thạch ông phải lặn lội sang tận Hong Kong mua loại được nhập từ Thụy Sĩ về dùng để ốp thân và hầm mộ. Còn đá núi, ông cho người ra tận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) lấy về. Đó là loại đá có nhiều hình thù kỳ lạ, rất bắt mắt dùng để dựng hòn non bộ. Để có được đá, đoàn thuyền của Hội đồng Suông phải căng buồm chạy mấy tháng trời mới mang được vật liệu từ Trung Quốc và ngoài miền Trung về.

Khi vật liệu đã đầy đủ, ông lại cho người đi mời những nghệ nhân có tay nghề giỏi nhất, được tuyển chọn từ Trung Quốc sang để thi công. Tốp còn lại, ông ra Hải Phòng tuyển tiếp, với dụng ý, khu lăng mộ sẽ có sự hòa trộn giữa hai nền văn hóa Việt-Hoa. Mỗi tốp đều có một thợ trưởng chỉ đạo, trông coi suốt quá trình thiết kế và xây dựng. Suốt 2 năm trời ròng rã thi công từ 1935 đến năm Bính Tý (1936) mới xong. Lễ khánh thành khu lăng mộ, dân chúng nườm nượp đến xem, công trình mộ có một không hai này, nhiều quan trên người Pháp cũng phải trầm trồ thán phục.

Đã qua gần một thế kỷ nhưng khu lăng mộ này vẫn còn khá nguyên vẹn và thực sự là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Hai bên hòn non bộ sừng sững như quả núi tự nhiên, phong cách ghép hòn non bộ rất độc đáo, khác hẳn những hòn non bộ truyền thống. Trong lòng mỗi hòn đều có ngóc ngách người ta có thể chui ra vào. Bên trên có những bức tượng nhỏ mô phỏng cảnh người thiền, ngâm thơ, câu cá tạo một không gian cảnh tựa bồng lai.

Những khối đá quý bên lối dẫn vào khu thạch mộ được ghép từ hồi đầu thế kỷ vẫn mới tinh như vừa được đánh bóng. Tất cả khuôn viên, nền mộ và trần che nắng mưa đều được ghép từ những khối cẩm thạch mài nhẵn thín, rất đẹp. Phần tiếp theo là gian thờ tự, được thiết kế theo kiến trúc đình chùa 2 gian 3 chái.

Ở giữa là gian thờ tự, hai chái bên cạnh dành cho người ở để hương khói. Bên trên mái lợp được tô vẽ rồng, phượng, nghê... uy nghi, bên trong gian thờ tự được điểm những bài thơ bằng chữ Hán. Không những kiến trúc nổi, khu mộ còn xây cả tầng hầm theo quan niệm có trần gian và địa ngục.

"Địa ngục" được thiết kế theo quan niệm 9 tầng địa ngục, mỗi tầng được mô phỏng theo quan niệm dân gian. Ông Ẩn cho biết, ngày trước dưới "9 tầng địa ngục" tranh vẽ Diêm vương trừng phạt kẻ tội lỗi, treo trên các dải lụa màu đen để mô phỏng con đường xuống âm phủ. Thế nhưng, trong những biến động loạn lạc những năm đói kém, một số người đã phá cửa vào lấy đi hết.

Dù rất giàu có nhưng ông Hội đồng Suông không có con nên phải nhận một người con của chị mình làm con nuôi. Có một chi tiết mà ít người biết đến là Hội đồng Suông đã chết bất đắc kỳ tử, trong chuyến thăm ruộng từ phía Cà Mau về Rạch Gía, lúc đó khu mộ đang xây dựng dang dở.

Ông Ẩn bảo, sau cái chết của Hội đồng Suông, những nhà phong thủy cho rằng, đáng lẽ mặt tiền của khu mộ phải quay đầu ra hướng biển nam để con cháu muôn đời hưng thịnh, nhưng Hội đồng Suông đã làm ngược lại, nên mới có kết cục bi đát như thế. Các con cháu nuôi của Hội đồng Hà Minh Suông hiện tại, đều sống trong cảnh chật vật nghèo khó

Theo Giadinh&Xahoi


Nguồn : Nguoiduatin.vn
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 151


Hôm nayHôm nay : 35258

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1328304

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73011013