Trong đó, có: 11 sản phẩm của TP Cẩm Phả; 7 sản phẩm của huyện Vân Đồn; 1 sản phẩm của huyện Tiên Yên; 1 sản phẩm của huyện Bình Liêu; 4 sản phẩm của huyện Ba Chẽ; 1 sản phẩm của huyện Hải Hà; 1 sản phẩm của TP Hạ Long.
Tính từ ngày lên Sàn thương mại điện tử Đặc sản Việt Nam (13/6/2017) đến ngày 20/11, tổng doanh thu bán hàng của sản phẩm OCOP Quảng Ninh đạt 44,7 triệu đồng. Được biết, thời gian tới, Bưu điện tỉnh sẽ phối hợp với các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất tại huyện Đầm Hà và Cô Tô để đưa các sản phẩm hải sản khô, củ cải, nấm linh chi, bày bán trên Sàn thương mại điện tử Đặc sản Việt Nam.
Hàu sữa chưng thịt - Một trong những sản phẩm đã được đăng lên Sàn thương mại điện tử Đặc sản Việt Nam. |
Sàn thương mại điện tử Đặc sản Việt Nam hiện cung cấp khoảng 20.000 sản phẩm đặc sản nông - lâm - thủy sản (hàng khô); thực phẩm thảo dược bổ dưỡng; thực phẩm chế biến đồ uống; đồ thủ công mỹ nghệ, quà tặng và các ngành hàng khác do 5.000 nhà cung cấp phân phối. Đây đều là đặc sản vùng miền của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Các sản phẩm được cơ quan chức năng chứng nhận đạt tiêu chuẩn về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng. Giá thành sản phẩm, chi phí vận chuyển, phương thức thanh toán đều được công khai ngay khi khách hàng thực hiện thao tác mua hàng.
Sàn thương mại điện tử Đặc sản Việt Nam hoạt động trên nguyên tắc mua hàng trực tiếp từ các cơ sở sản xuất và cung cấp tới tận tay khách hàng, không thông qua cấp trung gian.
Việc các sản phẩm OCOP Quảng Ninh được bày bán trên Sàn thương mại điện tử Đặc sản Việt Nam góp phần quan trọng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường đồng thời đáp ứng nhu cầu mua sắm hiện đại của người tiêu dùng hiện nay.
Hạ An/baoquangninh.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn