08:31 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

3.000 trang trại chăn nuôi “khát” vốn

Thứ tư - 12/09/2012 21:42
(Dân Việt) - Mặc dù Thủ tướng đã yêu cầu dãn nợ tối đa 24 tháng và hạ lãi suất đối với khoản vốn đã vay; cho vay mới với lãi suất thị trường thấp nhất (11%) cho các hộ, trang trại, HTX... nhưng các giải pháp này hầu như chưa được triển khai.

Để tháo gỡ khó khăn cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, ngày 8.8, Thủ tướng đã yêu cầu dãn nợ tối đa 24 tháng và hạ lãi suất đối với khoản vốn đã vay; các ngân hàng tiếp tục cho vay mới với lãi suất thị trường thấp nhất (11%) cho các hộ, trang trại, HTX... Tuy vậy, các giải pháp này hầu như chưa được triển khai.

Không hộ nào vay được lãi suất 11%

Ông Nguyễn Kim Đoán- Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết: “Thời điểm này, giá lợn xuất chuồng đang đứng ở mức 42.000-43.000 đồng/kg và còn có khả năng lên tiếp. Song thực tế, đến nay các trang trại nuôi lợn tại Đồng Nai vẫn chưa thể tiếp cận với vốn vay lãi suất thấp để duy trì đàn, hoặc tái mở rộng sản xuất”.

Người chăn nuôi vẫn đang phải vay vốn với lãi suất rất cao.

Theo ông Đoán, người chăn nuôi trong Hiệp hội nếu vay vốn tại các Chi nhánh Ngân hàng NNPTNT (Agribank) vẫn phải chịu lãi suất 14%/năm…

Trong khi đó, các trại gà đẻ trứng hiện cũng rất khó tiếp cận với nguồn vốn lãi suất thấp từ các ngân hàng. Theo chị Bùi Thị Tuyết Lan- chủ trại gà 40.000 con mái đẻ ở xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom (Đồng Nai), những người nuôi gà như chị chưa bao giờ vay được vốn giá thấp ở các ngân hàng trong tỉnh cả.

Còn anh Lâm Thanh Đức- chủ trại gà siêu trứng Thanh Đức với hơn 60.000 gà mái đẻ, bình quân mỗi tháng xuất bán ra thị trường khoảng 1,8 triệu quả trứng (ở ấp Bình Tân, xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) thì cho biết: “Hiện tôi đang vay vốn tại một chi nhánh ngân hàng thương mại có trụ sở tại thị xã Long Khánh với lãi suất hơn 17%/năm”.

Khi làm thủ tục vay vốn, anh Đức có hỏi ngân hàng về chính sách hỗ trợ lãi suất của Nhà nước (mức 11%), thì chỉ được ngân hàng này trả lời: Ngân hàng chưa được cấp có thẩm quyền thông báo để thực hiện cho vay vốn lãi suất thấp. Mặt khác, ngân hàng vẫn còn tồn vốn huy động từ lãi suất cao hơn của người dân, do đó không thể cho vay với lãi suất thấp hơn được...

Trước thực tế này, để cứu nguy cho người chăn nuôi, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã phải tự đề ra nhiều biện pháp để giúp người chăn nuôi như: Người chăn nuôi mua thức ăn gia súc tại đại lý hoặc doanh nghiệp sản xuất, đến thời hạn thanh toán nợ thì ngân hàng sẽ thu tiền tại đại lý hoặc doanh nghiệp đó. “Vừa mới đây, chúng tôi phải làm việc mãi mới thống nhất được với phía Agribank là sau khi có xác nhận tình trạng thực tế, sẽ có 25 hộ chăn nuôi lợn tại Hợp tác xã Đồng Hiệp bắt đầu được ngân hàng giảm 1% lãi suất cho vay, xuống còn 13% (vẫn cao hơn chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ-PV)” - ông Đoán nói.

Còn anh Nguyễn Văn Lưu- Phó Chủ nhiệm HTX Cổ Đông (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) chán nản nói: “Hơn 1 tháng nay, chúng tôi liên lạc thường xuyên với ngân hàng để được vay vốn ưu đãi, nhưng đến đâu họ cũng nói không có khoản gì hỗ trợ cả”. Hiện tại, anh Lưu vẫn đang nợ Chi nhánh Agribank thị xã Sơn Tây hơn 1 tỷ đồng. So với đầu năm, mức lãi suất anh phải trả ngân hàng đã giảm từ hơn 20%/năm xuống còn 15%, nhưng mức 11% thì đến nay vẫn chưa có hộ nào tiếp cận được. Anh Lưu cho rằng: “Nếu thời điểm này mà Nhà nước không triển khai gói hỗ trợ, thì chẳng ai tái đàn được. Giá lợn, gà, vịt giờ xuống thấp quá rồi mà chúng tôi không biết làm thế nào để tiếp cận gói hỗ trợ vốn nữa”.

Thiếu giải pháp cụ thể

PGS-TS Nguyễn Đăng Vang- Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng: “Người chăn nuôi đã quá thiệt hại rồi. Thế nhưng tại sao, chính sách hỗ trợ tín dụng của Chính phủ đã có hơn 1 tháng rồi, mà nông dân vẫn chưa tiếp cận được vốn? Ngành chăn nuôi phải vào cuộc tìm hiểu để có chính sách thiết thực nhất hỗ trợ người chăn nuôi, không thể để tình trạng khó khăn này kéo dài được”.

Theo thống kê của Bộ NNPTNT, hiện cả nước chỉ còn khoảng 7.000 trang trại chăn nuôi, giảm 10.000 trang trại so với cuối năm 2011. Nếu không được khắc phục, những tháng còn lại của năm nay, cả nước sẽ thiếu thực phẩm trầm trọng. Còn theo ước tính của Cục Chăn nuôi, hiện có khoảng 3.000 trong tổng số 6.020 trang trại lớn có nhu cầu vay vốn để đáo nợ hoặc vay mới. Gói hỗ trợ theo chỉ đạo ngày 8.8 của Thủ tướng nếu được triển khai sẽ giúp các trang trại đáo nợ, dãn nợ cho các khoản vay cũ; hỗ trợ lãi suất tiền vay đầu tư cho chăn nuôi, mà các trang trại đã vay trong khoảng 2 năm (từ tháng 7.2012 đến tháng 7.2014).

TS Nguyễn Đức Trọng – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: “Hiện mới chỉ có một vài doanh nghiệp ở phía Nam tiếp cận được gói hỗ trợ này, còn phần lớn người chăn nuôi đều chưa tiếp cận được để thụ hưởng. Nguyên nhân chính là do nợ cũ chưa trả hết nên các ngân hàng chưa giải ngân cho vay khoản mới”.

Còn theo đề xuất của ông Vang, Bộ NNPTNT cần phối hợp với các tổ chức tín dụng để tổ chức một hội nghị liên quan tới gói hỗ trợ. Các ngân hàng, địa phương cần thông báo rõ ràng chính sách hỗ trợ của Chính phủ cũng như của các địa phương và hướng dẫn các trang trại, hộ chăn nuôi thủ tục tiếp cận với chính sách ưu đãi trên”. Cũng theo ông Vang, song song với hỗ trợ vốn cho người sản xuất, chăn nuôi cũng cần phải hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thu mua và trữ đông các sản phẩm thịt.

Agribank dãn nợ tối đa 24 tháng

Trao đổi với NTNN, ông Cù Anh Tuấn - Phó Trưởng ban Tiếp thị thông tin tuyên truyền Ngân hàng NNPTNT (Agribank) cho biết: “Ngày 7.9, Agribank đã ban hành văn bản về cho vay phục vụ chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm và cá tra. Theo đó, đối với khách hàng là các hộ gia đình, trang trại, HTX, doanh nghiệp phát triển sản xuất chăn nuôi, giết mổ để cấp đông, chế biến thịt lợn, thịt gia cầm, nuôi cá tra, chế biến cá tra xuất khẩu, Agribank sẽ rà soát, đánh giá lại các khoản nợ cũ tính đến 15.8.2012 và thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất”. Những khoản nợ cũ này sẽ được dãn nợ tối đa 24 tháng với những khách hàng tạm thời gặp khó khăn. Agribank cũng tiếp tục cho vay mới thông thường với khách hàng có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi với lãi suất cho vay tối đa không quá 11%/năm...


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 364

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 363


Hôm nayHôm nay : 43549

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1102809

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72785518