Trong đó, đã có 40 tỉnh, thành phố cơ bản xử lý xong nợ đọng, còn 22 tỉnh, thành phố có số nợ đọng hơn 10 tỷ đồng. Năm 2018, dự kiến cả nước huy động khoảng 322.174 tỷ đồng từ các nguồn lực để đầu tư thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; trong đó, ngân sách Trung ương là 8.719 tỷ đồng, đối ứng từ ngân sách địa phương là 29.935 tỷ đồng, lồng ghép từ các chương trình, dự án khác 34.127,9 tỷ đồng; vốn tín dụng 217.336,7 tỷ đồng; doanh nghiệp 13.720,8 tỷ đồng; cộng đồng và người dân tự nguyện đóng góp 18.335,2 tỷ đồng.
Đến nay, 50 trong số 51 địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đã có quyết định phân bổ kế hoạch vốn năm 2018 được giao; tỷ lệ giải ngân thực hiện Chương trình đạt khoảng 14% so kế hoạch. Nhờ đó, hạ tầng nông thôn tiếp tục được các địa phương tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng. Với tiến độ như hiện nay, nhiều địa phương sẽ hoàn thành sớm mục tiêu xử lý nợ xây dựng cơ bản của Chương trình xây dựng nông thôn mới theo yêu cầu của Quốc hội đề ra.
Theo nhandan.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn