Phát biểu tại buổi hội thảo, ông Nguyễn Trung Kiên, Trưởng Bộ môn Nghiên cứu Thị trường và ngành hàng (Ipasrd) cho biết, hội thảo sẽ tập sẽ tập trung thảo luận, phân tích tổng quan thị trường nông nghiệp năm 2015 và dự báo năm 2016 qua đó đưa ra các chiến lược, chính sách và các chương trình phát triển của ngành nông nghiệp trong thời gian tới, trong bối cảnh ngành nông nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn như hạn hán, xâm nhập mặn, phá rừng…
Hội thảo Triển vọng phát triển thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam 2016
Theo báo cáo tại đưa ra từ hội thảo, trong năm 2015, ngành nông nghiệp nhiều mặt hàng chủ lực xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, thủy sản giảm mạnh. Sang quý I/2016, dù một số mặt hàng xuất khẩu có tăng trưởng trở lại so với năm 2015 nhưng giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực có sự suy giảm. Trong đó, xuất khẩu gạo, cà phê giảm trên các thị trường lớn và truyền thống; cao su và thủy sản cũng tương tự. Một số sản phẩm khác có tăng trưởng xuất khẩu (gỗ, hồ tiêu, hạt điều, rau quả) nhưng cũng không bù đắp được suy giảm trên.
Hiện nay, việt Nam đã có nhiều giải pháp nhằm cải thiện tình hình như: Nhà nước khuyến khích tăng cung gạo khi tín hiệu thị trường tích cực; nỗ lực tái canh cà phê; điều chỉnh giảm thuế đối với doanh nghiệp cao su; tăng kiểm soát cung, giám sát chất lượng hồ tiêu; tiếp thu phản hồi; hỗ trợ tăng cường năng lực khai thác hải sản; tăng cường kiểm soát chất lượng thịt nhập khẩu, dịch bệnh; nỗ lực khơi thông thị trường xuất khẩu rau quả chất lượng cao. Bên cạnh đó, nhà sản xuất và doanh nghiệp đã tập trung nâng cao chất lượng tăng kết nối, phản hồi thông tin thị trường, giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí; tích cực đấu tranh pháp lý trong thương mại quốc tế…nông dân bắt đầu chuyển đổi sản xuất ứng phó với biến động thời tiết – môi trường; đa dạng hóa mô hình sản xuất… Tuy nhiên, nhìn chung hiệu quả thực tiễn vẫn chưa cao.
Hội nhập kinh tế là cơ hội để ngành nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong vòng 5-7 năm tới
Tại Hội thảo Ipsard cũng khuyến nghị: Việt Nam cần tiếp tục phát triển kinh doanh với các đối tác truyền thống có nhu cầu tăng trở lại, như: Lúa gạo (Philippines, Indonesia); Cao su, rau quả, hạt điều (Trung Quốc); Hồ tiêu, hạt điều (EU, Mỹ); Gỗ và sản phẩm từ gỗ (Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU); Thủy sản (Mỹ). Đồng thời, Việt Nam cần mở rộng kinh doanh tại các thị trường tiềm năng: Lúa gạo (thị trường châu Phi và EU); Cà phê (Anh, Ba Lan, Séc, Hà Lan, Phần Lan, Bulgari)...
Về triển vọng thị trường nông sản năm 2016, ông Lê Văn Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội nhìn nhận các FTA sẽ giúp Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản nhưng cũng phải đối mặt với những khó khăn cao hơn về rào cản kỹ thuật, sự cạnh tranh gay gắt của nông sản các nước…Trong khuôn khổ hội thảo “Triển vọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam 2016” cũng diễn ra các phiên thảo luận đánh giá về triển vọng thị trường trong các ngành hàng như lúa gạo, chăn nuôi, thủy sản.
Đỗ Đạt
theo LĐTĐ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn