00:03 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

5 nông dân “vàng” của đất Mỏ

Thứ tư - 08/10/2014 21:11
5 nông dân gương mẫu được tỉnh Quảng Ninh và T.Ư Hội Nông dân Việt Nam khen thưởng là niềm tự hào của nông dân (ND) đất Mỏ.
Ông Ngô Văn Tích- người tiên phong đưa thanh long ruột đỏ về Quảng Ninh tạo thu nhập cao.

Họ sẽ được Hội ND tỉnh Quảng Ninh tuyên dương và đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen trong Hội nghị biểu dương ND sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu (2011-2014) diễn ra vào ngày 10.10.

Anh nông dân có “Trang trại vàng”

Xuất thân trong gia đình làm nông nghiệp nên đến năm 18 tuổi, anh Bùi Văn Trình (47 tuổi, thôn Đông, xã Vạn Ninh, TP.Móng Cái) đã theo học lớp trung cấp đào tạo nghề - nuôi trồng thủy hải sản. Năm 2001 anh bắt tay vào nuôi tôm để tăng thu nhập cho gia đình. Đầu tiên nuôi ở ao nhà, theo hình thức quảng canh, đến năm 2008, anh mạnh dạn đầu tư nuôi tôm theo hình thức công nghiệp.

Năm 2011, anh tiếp tục học hỏi, trau dồi kiến thức khoa học kỹ thuật đầu tư nuôi tôm theo hướng VietGAP. Từ hộ nuôi tôm nhỏ lẻ gia đình anh đã trở thành trang trại nuôi trồng thủy hải sản lớn trong xã với diện tích 6,8ha. Hiện tại, trang trại của anh đang giải quyết việc làm cho tổng số lao động thường xuyên 32 người với mức lương bình quân 5 triệu đồng/người/tháng), thu nhập bình quân 1,5 tỷ đồng/năm.

“Thành quả vàng” từ kinh doanh

Sinh ra và lớn lên tại Hưng Yên, năm 18 tuổi anh Phạm Văn Tân (53 tuổi, tổ 2, khu 6, phường Mông Dương, TP. Cẩm Phả) ra đất mỏ Quảng Ninh làm công nhân Công ty Than Mông Dương. Thấy Mông Dương có nhiều đất đồi màu mỡ, đầu năm 1990 anh đã xin nghỉ việc để nhận 36ha đất trống đồi trọc để phát triển kinh tế gia đình. Nhờ được tham gia tập huấn, hội thảo để học hỏi kinh nghiệm cũng như các kiến thức khoa học kỹ thuật mới mạnh dạn xây dựng gia trại 36ha của anh, trong đó diện tích trồng cây keo theo công nghệ HOM 1,5ha; vườn ươm 0,5ha; cây ăn quả và hoa màu 1,5ha, ao nuôi tôm 2ha theo hình thức sinh thái dùng các loại chế phẩm sinh học mang giống gen vi khuẩn có ích để xử lý phân huỷ chất hữu cơ và tạp chất khác và nhân giống tảo có ích làm thức ăn tôm nuôi vừa đảm bảo tính môi trường bền vững, ít dịch bệnh vừa giảm được lượng thức ăn; chuồng trại và nhà kho 0,5ha… Hiện gia trại có tổng số lao động thường xuyên 16 người với mức lương bình quân 4-4,5 triệu đồng/người/tháng. Gia đình anh còn thuê lao động thời vụ 20 người với thu nhập bình quân từ 4-4,5 triệu đồng/người/tháng. Tổng thu nhập năm 2013 của gia đình anh là 2,8 tỷ đồng.

Trồng cây đơm “trái vàng”

Từ suy nghĩ, tuổi cũng chưa hẳn đã già sức còn khoẻ mình phải làm một việc gì có ích cho gia đình và đóng góp cho xã hội, sau khi nghỉ hưu, người lính hải quân ông Ngô Văn Tích (58 tuổi, khu Cửa Ngăn, phường Phương Đông, TP.Uông Bí) đã đi các tỉnh tham quan, nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm làm ăn của anh em đồng đội. Năm 2008, ông chọn 4,5ha đất nơi mình sống để phát triển mô hình kinh tế. Trong đó, 1ha ông khoanh vùng để chăn nuôi trên 100 con lợn rừng, 1ha trồng keo tai tượng lấy gỗ và bóng mát, 0,5ha làm khu chăn nuôi gà thả đồi, 0,5ha xây dựng khu ao nuôi thả ba ba gai, 0,5ha trồng cây cảnh, 1ha ông trồng trên 2.000 cây thanh long ruột đỏ. “Sau khi xuất ngũ trở về địa phương, tôi nghĩ không thể để những mảnh đất màu mỡ chưa được phát huy hết khả năng của nó. Có ít vốn tiết kiệm và đi vay mượn, vợ chồng tôi quyết định đầu tư vào khu vực này, tìm tòi học hỏi những nông sản thị trường đang cần, nhu cầu của người tiêu dùng đang ngày càng gia tăng. Bản thân tôi muốn được quyền phát huy hết năng lực trí tuệ của mình để làm giàu cho bản thân và cho xã hội. Cùng với việc tham quan mô hình làm giàu từ chăn nuôi của các tỉnh bạn, tôi quyết tâm xây dựng trang trại”- ông Tích tâm sự. Hiện, trang trại của ông đang tạo việc làm cho thường xuyên 32 lao động, với thu nhập 4 triệu đồng/người/tháng và 22 lao động thời vụ với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/ tháng).

Người chế tạo “công cụ vàng”

Là thương binh, phục viên năm 1975, trải qua nhiều thăng trầm trong sản xuất và kinh doanh, đến nay xưởng cơ khí Văn Quang của ông Nguyễn Văn Quang (65 tuổi, khu 3, thị trấn Đông Triều, huyện Đông Triều) là đơn vị duy nhất trong huyện sản xuất về cơ khí nông nghiệp phục vụ bà con nông dân.

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, ông không ngừng cải tiến, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, như đưa công nghệ và dây chuyền hiện đại vào sản xuất hàng loạt tạo sản phẩm chất lượng cao từ đó giúp giảm giá thành sản phẩm nâng cao thu nhập của gia đình và người lao động. Sản phẩm “Cải tiến và làm mới cày, bánh lồng máy làm đất X61” của xưởng cơ khí Văn Quang đã đoạt giải Nhất hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật. Hàng năm, sản phẩm cung cấp cho thị trường từ 800-1.000 chiếc công cụ máy làm đất các loại với giá thấp từ đó giảm giá thành sản phẩm từ 10 – 15%. Hiện, xưởng của ông giải quyết việc làm cho tổng số lao động thường xuyên 22 người với mức lương bình quân 5,5 triệu đồng/ người/tháng, lợi nhuận hàng năm của gia đình ông tăng từ 20 – 25%. Tổng thu nhập bình quân trong 3 năm qua (2011 - 2013) của gia đình ông là 400 triệu đồng/năm. Thu nhập bình quân của mỗi lao động trong gia đình đạt 200 triệu đồng/năm.

Người tạo ra “con giống vàng”

Ông là Bùi Văn Luyện (sinh năm 1956, thôn 5, xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên). Nhiều năm đi thu mua hải sản trên biển và buôn bán cá cho các chủ Trung Quốc ông học được rất nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi cá lồng bè, nhất là việc áp dụng KHKT và cách nuôi thả cá, phòng trừ dịch bệnh, do vậy việc nuôi cá gặp nhiều thuận lợi. “Đầu tiên, tôi đi học tập kinh nghiệm chế biến sứa tại Trung Quốc, sau khi về, tôi bàn bạc với gia đình mua thêm 2 tàu vận tải để thu mua sứa trên biển và đầu tư 18 tỷ đồng để xây dựng xưởng chế biến tổng diện tích 10.500m2 và mua sắm các thiết bị để chế biến sứa phục vụ xuất khẩu và cung cấp cho các nhà hàng phục vụ khách du lịch”- ông Luyện cho biết. Hiện gia đình ông có 2 nhà nghỉ với 36 phòng; 1 xưởng sản xuất chế biến sứa với tổng diện tích 10.500m2 cùng nhiều trang thiết bị, máy móc phục vụ cho việc sơ chế, đóng gói và bảo quản; 250 ô lồng bè với tổng diện tích trên 3.000m2; 7 tàu dịch vụ thủy sản, công suất từ 40 CV- 320 CV. Tổng vốn đầu tư trên 55 tỷ đồng.

Ông Luyện cho biết: “Lao động thường xuyên của cơ sở của tôi có 25 người; vào thời vụ sản xuất thu hút từ 70 – 80 người. Tổng thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí 3 năm (từ 2011 – 2013) trung bình 2 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân trong gia đình tôi là 500 triệu đồng/người/năm. Năm nào gia đình tôi cũng được các cấp hội công nhận danh hiệu “Hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh”.

Hoàng Anh Tuấn
Nguồn: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông dân

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 706

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 702


Hôm nayHôm nay : 32330

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1485097

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74532068