Do vậy, từ nhiều năm qua, Huyện ủy, UBND huyện cùng Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của huyện đặc biệt quan tâm đến các xã dân tộc miền núi xây dựng NTM.
Nhiều năm qua, lãnh đạo xã Lương Phi tích cực gắn kết với các sư sãi ở các chùa, làm tốt công tác đoàn kết dân tộc, cùng nhau xây dựng NTM |
Như xã Lương Phi, dù điểm xuất phát không cao, nhưng BCĐ xây dựng NTM huyện Tri Tôn chọn làm xã điểm và đặt ra kế hoạch đạt các chỉ tiêu NTM trong năm 2019. Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Hiện xã đạt 15/19 tiêu chí và 42/49 chỉ tiêu NTM. BCĐ xây dựng NTM của xã đang tập trung nguồn lực để sớm hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu còn lại như kế hoạch đặt ra là xã đạt chuẩn NTM vào năm 2019.
Theo ông Tân, xã Lương Phi kinh tế thuần nông nhưng có đông đồng bào dân tộc (chiếm 30% dân số) nên việc xây dựng NTM, phát triển kinh tế cho người dân còn khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm của cấp trên, sự đầu tư nguồn vốn từ chương trình NTM, xã đang từng bước phát triển trên nhiều lĩnh vực, trong đó rõ nét nhất là giao thông nông thôn, hệ thống trường, trạm, thu nhập người dân… đã nâng lên đáng kể.
Đáng chú ý nhất, là công tác đoàn kết dân tộc được lãnh đạo xã, BCĐ NTM đặc biệt quan tâm bằng việc gắn kết với các sư sãi, phối hợp với nhà chùa vận động người dân Khmer cùng xây dựng NTM. Nổi bật nhất trong công tác này, là Hòa thượng Chau Sơn Hy ở chùa Sko Lôn, từ tiếng nói của Hòa thượng mà bà con Khmer đã tự nguyện đóng góp đất, ngày công làm đường nông thôn.
Nhờ xây dựng NTM, diện mạo đường nông thôn ở xã Lương Phi thông thoáng, đi lại thuận lợi |
Bà Neang Sa Rôn, Trưởng ấp Sà Lôn, xã Lương Phi, cho biết: “Lâu nay tôi thấy Đảng và Nhà nước quan tâm rất nhiều đến bà con dân tộc Khmer. Cụ thể tại xã chúng tôi, từ khi xã xây dựng NTM, bà con được quan tâm nhiều hơn, như tiếp cận nguồn vốn, dạy nghề, mở đường… Bà con đã bỏ dần các tập tục lạc hậu, chăm chỉ làm ăn, nhất là việc chăn nuôi bò trong chuồng, nhờ vậy kinh tế đã khá lên nhiều”.
Theo BCĐ xây dựng NTM huyện Tri Tôn, do đặc thù là huyện dân tộc, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, giá cả nông sản không ổn định nên thu nhập bình quân còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh. Chưa có nhiều DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để thúc đẩy SX, xây dựng cơ bản chậm, nhất là tiêu chí số 5 về trường học.
Thời gian qua, kinh tế - xã hội của Tri Tôn không ngừng phát triển, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, phục vụ SX và đời sống nhân dân. Duy trì tốt mối quan hệ với quận Kirivong, tỉnh Tà Keo, Campuchia. Củng cố và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Thời gian tới, huyện sẽ nhân rộng các mô hình SX có hiệu quả, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, hình thành các HTX gắn với DN tiêu thụ sản phẩm. Riêng Ban Dân vận Huyện ủy, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện và 13 xã phát động hội viên và nhân dân thực hiện các mô hình dân vận khéo, phong trào "5 không, 3 sạch" gắn với tiêu chí môi trường, phong trào nông dân giỏi tham gia phát triển SX, xây dựng NTM gắn với tiêu chí ứng dụng KH-CN.
Đời sống của đồng bào dân tộc Khmer ở xã Lương Phi được nâng cao nhờ chăn nuôi, SX nông nghiệp |
Đây là một trong những nhân tố góp phần đạt mục tiêu xây dựng NTM, đặc biệt là đối với xã biên giới và dân tộc.
Ông Phan Văn Sương, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn, Trưởng BCĐ xây dựng NTM huyện, cho biết: Từ năm 2016 đến nay, tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình NTM của huyện đạt trên 588 tỷ đồng. Đặc biệt nhân dân đã đóng góp 12.138 ngày công lao động và hiến 7.848m2 đất làm đường giao thông. Tính đến tháng 9/2018, bình quân các xã trong huyện đạt 11 tiêu chí, gần 37 chỉ tiêu NTM.Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn