20:11 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ấn tượng Cam Bình

Thứ tư - 13/08/2014 23:07
Cam Bình hiện ra trước mắt chúng tôi là vùng quê sầm uất, những ngôi nhà tầng, nhà ngói nằm san sát nhau, đường ngang ngõ dọc đã được bê tông hoá toàn bộ...
Ấn tượng Cam Bình
Nuôi tôm hùm lồng cho hiệu quả kinh tế cao

Là xã biệt lập với đất liền, khó khăn thiếu thốn đủ đường, phương tiện đi lại, giao thương hoàn toàn bằng đò ngang thế nhưng những năm qua phong trào xây dựng NTM ở xã Cam Bình (TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà) phát triển rất mạnh và phấn đấu đến cuối năm 2014 sẽ cán đích.

Tăng cường tuyên truyền

Sau hơn một tiếng đi đò trên vịnh Cam Ranh, chúng tôi đã đến được xã Cam Bình. Khác hẳn với tưởng tượng của tôi nơi đây là vùng quê còn nhiều gian khó bởi giao thương cách trở, nghề nghiệp kiếm sống hoàn toàn dựa vào biển, Cam Bình hiện ra trước mắt chúng tôi là vùng quê sầm uất, những ngôi nhà tầng, nhà ngói nằm san sát nhau, đường ngang ngõ dọc đã được bê tông hoá toàn bộ...

Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch UBND xã Cam Bình Trần Văn Hoá cho biết: Cam Bình là xã đảo gồm 2 đảo là Bình Ba và Bình Hưng, cách đất liền khoảng 7 hải lý, mặc dù điều kiện đi lại giao thương giữa 2 đảo với đất liền hoàn toàn bằng đò nhưng địa phương lại được UBND tỉnh chọn là xã điểm xây dựng NTM khiến cho cán bộ và nhân dân chúng tôi không khỏi tự hào.

Với đặc thù là xã đảo, đời sống của người dân Cam Bình phụ thuộc hoàn toàn vào đánh bắt và nuôi trồng thủy sản do vậy trình độ dân trí của nhiều người dân còn thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào xây dựng NTM.

Trước tình hình này, ngay từ đầu xã đã xác định phải làm tốt công tác tuyên truyền để người dân nhận thức được xây dựng MTM là sự nghiệp của toàn dân và lâu dài.

Theo ông Hóa, nhờ làm tốt tuyên truyền, sau hơn 3 năm tập trung xây dựng NTM, bộ mặt làng quê xã đảo Cam Bình đã đổi thay hoàn toàn, đến nay xã đã đạt 15 tiêu chí. Hiện tại, chỉ còn ba tiêu chí chưa đạt được là hệ thống chính trị, y tế và trường học. Ba tiêu chí này xã đang tập trung củng cố và xây dựng để hoàn thành trong năm nay.

Đời sống của người dân xã đảo Cam Bình ngày càng được nâng cao, đến nay bình quân thu nhập đạt trên 30 triệu đồng/người/năm. Toàn xã chỉ còn 26 hộ nghèo với tỷ lệ 2,1%, sắp tới khả năng xã sẽ giảm nghèo được thêm 4 hộ nữa. Vì là xã đảo nên tiêu chí về thuỷ lợi của Cam Bình được tỉnh miễn không xét vì không có đất SXNN.

Theo kế hoạch phát triển kinh tế của TP. Cam Ranh, đầu năm 2015 Cam Bình sẽ được xây dựng hệ thống nước sạch với vốn đầu tư khoảng 50 tỷ đồng.

Là xã có nghề nuôi tôm hùm rất phát triển, nếu nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây thiệt nặng nề, do vậy công tác đảm bảo vệ sinh môi trường được xã đặc biệt quan tâm, thường xuyên tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức.

Xã đã xây dựng mô hình thu gom rác thải ngay trên biển và thu gom rác thải sinh hoạt hằng ngày để tiêu hủy mà không xả ra môi trường nước biển. Đến nay mỗi đảo đều có 1 xe chuyên thu gom rác thải. Hằng tháng người dân đóng góp 22 triệu đồng cho chi phí xe thu gom rác và ghe vận chuyển rác trên biển.

Mặt khác do chưa có hệ thống cấp nước ngọt tập trung nên toàn bộ các hộ dân trên đảo đều có bể lớn chứa nước, do vậy nước sinh hoạt cho dân vẫn đảm bảo quanh năm.

Tuy nhiên, theo ông Hóa, để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân thì Cam Bình cần được đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch tập trung.

Tập trung nuôi trồng thuỷ sản

Hiện toàn xã Cam Bình có 4.732 lồng nuôi tôm hùm, mỗi năm xuất bán từ 150 - 180 tấn tôm thương phẩm, tổng doanh thu từ 220 - 270 tỷ đồng. Bên cạnh đó xã còn 339 tàu thuyền đánh bắt thủy sản, chủ yếu là tàu đánh bắt gần bờ.

Tổng vốn đầu tư cho nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản lên tới hơn 189 tỷ đồng, trong đó vốn vay 16,4 tỷ đồng còn lại là vốn của người dân.

Ông Trần Văn Hóa cho biết: Xác định nuôi tôm hùm lồng là ngành kinh tế chủ lực của xã, do vậy trong những năm qua xã đã xây dựng mô hình nuôi tôm chuyển đổi từ nuôi lồng chìm sang nuôi bè nổi và các mô hình này đang phát huy hiệu quả, tôm nhanh lớn hơn hẳn. Do vậy thu nhập của người nuôi tôm cũng tăng lên khoảng 20 triệu đồng/năm, và dự kiến thời gian tới chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này.

Những năm qua do dịch bệnh trên tôm hùm xuất hiện nhiều, nhất là bệnh sữa đã khiến không ít hộ trắng tay, do vậy hằng năm xã Cam Bình đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh triển khai ứng dụng kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản cho người dân cũng như cách phòng trị bệnh cho tôm.

Ngoài ra, từ năm 2012, xã Cam Bình đã thành lập được 16 tổ tự quản nuôi trồng thủy sản và bảo vệ môi trường với 295 hộ tham gia. Đến nay, các tổ này đang hoạt động rất hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực về mặt xã hội.

Đồng thời, trong tháng 5/2014 xã đã thành lập 2 tổ hợp tác nuôi tôm hùm lồng thôn Bình Ba Tây và Bình Ba Đông, các hộ tham gia trong tổ hợp tác này cũng chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi cũng như hỗ trợ nhau về thị trường.

Nguyễn Mạnh Tuấn
Nguồn: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 249

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 248


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1124327

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72807036