18:19 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Anh nông dân bắt tay với 1.000 nông hộ để tạo doanh thu 1 tỷ/ngày

Thứ bảy - 02/09/2017 20:32
Anh Nguyễn Văn Đoàn, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đầu tư cho nông dân trồng trọt từ A đến Z, giá nông sản thấp cỡ nào cũng mua bằng hết chứ không chối bỏ. Với cách làm này, anh Đoàn đang liên kết với 1.000 hộ nông dân sản xuất rau, củ, quả trên diện tích 3.600 ha tại 3 huyện, sản lượng bao tiêu đạt tới 72.000 tấn/năm...

Nửa ngày theo chân Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nam Sơn Nguyễn Văn Đoàn, tôi thực sự choáng ngợp trước khối lượng công việc mà anh quán xuyến. Hết ngược xuôi giữa 2 điểm sơ chế, đóng gói rau, củ, quả nằm cách nhau 4 km trên quốc lộ 20, anh lại ra đồng ruộng hướng dẫn nông dân trồng cấy, rồi  chạy về xưởng sản xuất phân vi sinh…

 anh nong dan bat tay voi 1.000 nong ho de tao doanh thu 1 ty/ngay hinh anh 1

Anh Đoàn Nguyễn Văn Đoàn cùng nông dân kiểm tra đậu leo chuẩn bị thu hoạch.

Doanh thu hơn 1 tỷ đồng/ngày

Hai chiếc điện thoại của anh Đoàn đổ chuông liên tục. Nào là nông dân, rồi siêu thị gọi, tiểu thương chợ đầu mối, đội xe gọi…Công việc không phải lúc nào cũng suông sẻ, nhưng không hề thấy anh nhăn nhó, ngược lại luôn vui vẻ với mọi người. Có lẽ khiếu hài hước đã giúp anh chịu được áp lực công việc cao như vậy.  

Áp lực đầu tiên là diện tích đất sản xuất quá lớn. Hiện HTX Nam Sơn đang tổ chức sản xuất trên 3.600ha, trải đều trên các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà. Trong đó gia đình anh Đoàn có tới hơn 100ha, 6 xã viên còn lại có vài trăm ha, còn lại là đất của nông dân liên kết với HTX. Cơ cấu mặt hàng của HTX do anh Đoàn đứng mũi chịu sào cũng rất đa dạng, gồm củ cải, cà rốt, khoai lang, cà tím, cà chua….với sản lượng cung ứng ra thị trường không dưới 200 tấn/ngày. Trong đó 50ha sản xuất rau củ theo tiêu chuẩn VietGAP, mỗi ngày thu hoạch 5 – 10 tấn, xuất bán buôn vào các siêu thị khó tính nhất ở TP Hồ Chí Minh.

 anh nong dan bat tay voi 1.000 nong ho de tao doanh thu 1 ty/ngay hinh anh 2

Anh Nguyễn Văn Đoàn giới thiệu về công việc đóng gói củ cải được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.

“Diện tích còn lại chúng tôi sản xuất rau, củ, quả đại trà, giá không cao lắm nhưng phù hợp với khả năng đầu tư, trình độ sản xuất của đa số nông dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số”, anh Đoàn cho biết. Hiện mảng kinh doanh dịch vụ sơ chế cà rốt, củ cải của HTX Nam Sơn đạt sản lượng 72.000 tấn/năm, doanh thu 360 tỷ đồng, tức 1 tỷ đồng/ngày, lợi nhuận thu về khoảng 18 tỷ đồng/năm. Về phía nông dân liên kết, sau khi trừ các khoản chi phí, bình quân 1 ha lãi khoảng 120 triệu đồng.

Nhờ liên kết với HTX, hàng nghìn hộ nông dân ở các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà đã thoát nghèo, nhiều hộ vươn lên làm giàu bền vững, trong đó có hơn 100 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Đoàn Công Hưng, khu phố 12, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng cho biết, gia đình anh được HTX Nam Sơn đầu tư toàn bộ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…Khi thu mua sản phẩm, trừ các khoản đầu tư, HTX luôn thanh toán đầy đủ cho gia đình.

 anh nong dan bat tay voi 1.000 nong ho de tao doanh thu 1 ty/ngay hinh anh 3

Xưởng sơ chế, đóng giói, bảo quản rau, củ, quả của HTX Nam Sơn.

“Khách hàng có thể nợ HTX nhưng HTX chưa bao giờ nợ chúng tôi một đồng, giá nông sản thấp cỡ nào cũng thu mua hết chứ không bỏ nông dân”, anh Hưng nói. Ngoài 1.000 hộ nông dân liên kết được nhờ, HTX Nam Sơn còn giải quyết việc làm với thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động địa phương. Chỉ riêng lao động thường xuyên tại HTX đã lên đến hơn 300 người, còn tính cả lao động thời vụ thì gần 6.000 người, với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.

“Có nhà máy ép nước cà rốt, nông dân được nhờ lắm”

Ít ai biết rằng 20 năm trước, anh Đoàn với 2 bàn tay trắng, từ Nghệ An vào Lâm Đồng làm công nhân, tình cờ anh quen biết một cô gái ở Đức Trọng đi buôn bán rồi nên duyên vợ chồng. Cưới nhau xong anh chị chỉ có 2.000 mét vuông đất trồng củ cải. Nhưng ngay từ đầu anh đã “tự làm tự bán”, tức không bán cho thương lái tại chỗ mà đưa hàng về các chợ đầu mối ở Sài Gòn.

 anh nong dan bat tay voi 1.000 nong ho de tao doanh thu 1 ty/ngay hinh anh 4

Hợp tác xã Nam Sơn dưới sự điều hành của anh Nguyễn Văn Đoàn đã dùng phế phẩm nông nghiệp để sản xuất phân bón hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh cho nông sản an toàn.

Thấy chất lượng tốt nên khách hàng đặt thêm trong khi anh chỉ có 2.000 mét vuông đất, sản lượng không đáp ứng được. Sợ mất lòng khách hàng, anh chị bèn đưa quy cách, tiêu chuẩn cho những nông dân khác cùng làm rồi thu mua lại. Sản lượng rau củ do anh Đoàn cung cấp cứ thế tăng dần, lên hàng chục nghìn tấn/năm như bây giờ. Anh Đoàn cũng là người đầu tiên đưa cà rốt, củ cải về trồng tại Đức Trọng, trước đó chưa ai dám trồng vì không tìm được đầu ra.

Về cơ giới hóa, anh Đoàn đã đầu tư 20 máy cày cải tiến, lắp đặt hệ thống tưới tự động trên toàn bộ diện tích đất sản xuất của gia đình và các hộ nông dân liên kết…Nhờ áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa và công nghệ cao trong sản xuất, năng suất cà rốt của anh Đoàn đạt năng suất 80 tấn/năm, củ cải 120 tấn/năm. Đến năm 2014, trước yêu cầu phải có pháp nhân, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nên anh Đoàn cùng một số nông dân thành lập HTX Nam Sơn.

Hiện HTX có 2 cơ sở sơ chế rau, củ, quả ở Đức Trọng, gồm một cơ sở làm hàng thường và một cơ sở tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra HTX Nam Sơn còn đầu tư hàng tỷ đồng sản xuất phân vi sinh với công suất vài nghìn tấn/năm, vừa tận dụng được phế phẩm nông nghiệp, vừa chủ động phân bón phục vụ sản xuất.

Tiếp xúc với chúng tôi, từ người nông dân liên kết đến công nhân của HTX Nam Sơn, ai cũng nói anh Đoàn là “người thoáng nhất vùng”. Chỉ riêng năm 2017 anh đã ủng hộ ủng hộ 4 tỷ đồng xây thêm 10 phòng học cho Trường tiểu học Nam Sơn (thị trấn Liên Nghĩa), ủng hộ 1,5 tỷ làm đường nông thôn mới…

Những năm gần đây, anh Đoàn được các cấp tặng nhiều bằng khen, giấy khen về thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2000 – 2015”, phong trào “Thi đua yêu nước tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010-2014”, đặc biệt là thành tích hỗ trợ phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân giai đoạn 2010-2015…

Nói về kế hoạch sản xuất, kinh doanh sắp tới, anh Đoàn cho biết HTX chuẩn bị đưa ra thị trường một số loại sản phẩm rất độc đáo. “Các loại rau củ này đang trồng thử nghiệm, tôi chưa kịp đặt tên nhưng chắc chắn sẽ thành công, đặc biệt là đủ tiêu chuẩn vào được các siêu thị khó tính nhất”, anh Đoàn tiết lộ.

Anh cũng cho biết một công ty ở Nhật Bản đã mời HTX hợp tác đầu tư nhà máy ép nước cà rốt xuất khẩu, anh đã nhiều lần sang Nhật để tìm hiểu. “Nếu làm được nhà máy thì nông dân được nhờ lắm, vì sẽ có đầu ra ổn định, giá cả tốt hơn”, anh Đoàn nói.

Theo: Đặng Trung Kiên/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 290

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 288


Hôm nayHôm nay : 42768

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 572363

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70799678