04:10 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Áp lực đổi mới để hội nhập

Thứ năm - 02/06/2016 06:16
Với việc gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), người lao động sẽ có quyền tự do thành lập hoặc gia nhập tổ chức đại diện của mình. Thay đổi này có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với người lao động, Tổ chức Công đoàn mà còn đối với cả người sử dụng lao động và Chính phủ.

Đối mặt nhiều thách thức

 Không chỉ đối với tổ chức công đoàn, các thách thức đối với vấn đề lao động khi gia nhập TPP cũng cần phải được nghiên cứu thấu đáo và kịp thời điều chỉnh, nhất là về các quy định pháp lý. Theo đó, để hưởng lợi đầy đủ từ TPP và các FTA, Việt Nam sẽ phải tiến hành những cải cách quan trọng và rộng khắp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, hệ thống pháp luật, đặc biệt là các thiết chế liên quan đến thị trường lao động. Các chính sách về lao động cần được sửa đổi, bổ sung phù hợp với các yêu cầu nội tại của nền kinh tế thị trường và các yêu cầu hội nhập quốc tế. Về lâu dài, các tiêu chuẩn lao động này sẽ góp phần thúc đẩy việc đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam từ chủ yếu theo chiều rộng hiện nay sang phát triển theo chiều sâu.

Cũng như các Hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao khác, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) không đưa ra tiêu chuẩn riêng về lao động mà chỉ khẳng định lại các tiêu chuẩn được nêu trong Tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động mà tất cả các nước tham gia TPP đều có nghĩa vụ tôn trọng, thúc đẩy và thực thi bao gồm: tự do liên kết, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, xóa bỏ lao động cưỡng bức, lao động trẻ em và phân biệt đối xử tại nơi làm việc.

Đặc biệt, trọng tâm yêu cầu về lao động của TPP là Việt Nam cần tôn trọng nguyên tắc tự do liên kết. Đây cũng được xem là phần khó trong chương về lao động của TPP. Hiện nay, ở nước ta, công đoàn là tổ chức thuộc Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam. Tuy nhiên, khi gia nhập TPP, người lao động sẽ có quyền tự do thành lập hoặc gia nhập tổ chức mà họ lựa chọn ở cấp doanh nghiệp. Các tổ chức này có thể có hoặc không thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam.

TS. Chang Hee Lee - Giám đốc ILO Việt Nam cho biết, quy định này là một thay đổi quan trọng không chỉ đối với người lao động và Tổng LĐLĐ Việt Nam mà còn đối với cả người sử dụng lao động và Chính phủ. Bởi vì người sử dụng lao động có thể sẽ phải làm việc với nhiều tổ chức đại diện của người lao động tại nơi làm việc hơn chứ không chỉ là tổ chức công đoàn thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam như hiện nay. Đồng thời, Chính phủ cũng sẽ phải xây dựng một hệ thống các tiêu chí, quy định để xác nhận các tổ chức này với tư cách là tổ chức đại diện của người lao động tham gia vào thương lượng tập thể và các hoạt động tập thể khác trong quan hệ lao động.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính cho rằng, đây là thách thức lớn cho tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam. Nếu công đoàn hoạt động thật sự có hiệu quả, mạnh dạn đấu tranh đòi hỏi quyền lợi sát sườn của người lao động, nói được tiếng nói bức xúc của người lao động, thì sẽ thu hút được người lao động. Ngược lại, nếu công đoàn hoạt động hời hợt, không hiệu quả, không đấu tranh cho quyền lợi của người lao động thì chắc chắn người lao động sẽ tìm đến với các tổ chức mới có khả năng đại diện tốt hơn cho họ.

Mặt khác, theo quy định thì tổ chức đại diện của người lao động không phải thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm trái với những quyền lao động được nêu trong Tuyên bố của ILO. Vì thế, nếu có các tổ chức đại diện mới của người lao động ra đời thì các tổ chức này chỉ tập trung vào nhiệm vụ chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Trong khi đó, tổ chức Công đoàn Việt Nam phải thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức chính trị - xã hội nên nguồn lực bị phân tán. Tại Hội thảo kinh nghiệm quốc tế về hoàn thiện các tiêu chuẩn lao động, quan hệ lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế vừa được Ủy ban Về các vấn đề xã hội tổ chức, nhiều ý kiến nhấn mạnh, nếu công đoàn không nhanh chóng đổi mới mạnh mẽ cả về tổ chức và phương thức hoạt động thì rất dễ xảy ra “dòng chảy” đoàn viên công đoàn từ Công đoàn Việt Nam sang các tổ chức đại diện mới của người lao động khi TPP có hiệu lực.


Nguồn: baohiemxahoi.vn

Phải thực sự đại diện cho người lao động

Để giải quyết những thách thức đối với công đoàn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính nhấn mạnh, Công đoàn Việt Nam phải vững vàng về tổ chức, cán bộ phải tâm huyết, bản lĩnh, mạnh về cơ sở vật chất mới đủ sức thu hút đối với người lao động và tổ chức mới của người lao động. Muốn vậy, cần nghiên cứu sửa đổi Điều lệ Công đoàn Việt Nam và đề xuất sửa đổi pháp luật về lao động và công đoàn theo hướng xác định lại và rõ hơn nội dung trọng tâm theo thứ tự ưu tiên trong hoạt động Công đoàn. Theo đó, cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ của một tổ chức đại diện cho người lao động, giảm hoặc lược bớt các nhiệm vụ ít hoặc không liên quan đến quan hệ lao động và quyền lợi chính đáng của người lao động. Bên cạnh đó, cần đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của công đoàn. Phương thức chỉ đạo của công đoàn cấp trên với công đoàn cơ sở phải thay đổi theo hướng từ chỉ đạo hành chính sang trực tiếp và thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện để công đoàn cơ sở chủ động thực hiện nhiệm vụ; cùng công đoàn cơ sở giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc. Phải đổi mới quy trình, cách thức tuyên truyền, vận động phát triển, thành lập công đoàn cơ sở. Ông Mai Đức Chính cũng kiến nghị, để chọn được những “thủ lĩnh” thực sự  của phong trào công nhân, công đoàn ở cơ sở thì công tác cán bộ công đoàn nên để cho tổ chức công đoàn tự tuyển chọn, ưu tiên các cán bộ trưởng thành từ thực tiễn hoạt động phong trào công nhân, công đoàn, có uy tín và được người lao động ở cơ sở tín nhiệm.

Khi Việt Nam gia nhập TPP, những thách thức mà tổ chức Công đoàn phải đối mặt là điều bình thường. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính nhấn mạnh, điều quan trọng là, mỗi cán bộ công đoàn và mỗi tổ chức công đoàn cần ý thức rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ của mình, đó là, phải hoạt động thật sự vì người lao động; tập trung bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

ĐBND
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: lao động

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 215


Hôm nayHôm nay : 31010

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 350713

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73397684