20:11 EST Thứ ba, 12/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Áp lực “kép” với người nuôi gia cầm: Gồng mình gánh lỗ, chống dịch

Thứ tư - 12/02/2020 06:58
Từ trước Tết Nguyên đán Canh Tý đến nay, giá gà công nghiệp tại nhiều địa phương có xu hướng giảm mạnh, hiện chỉ còn từ 13.000 – 14.000 đồng/kg, thấp hơn so với giá thành sản xuất. Ngoài việc phải gồng mình gánh lỗ, người chăn nuôi còn gặp thêm áp lực khi đang đứng trước nguy cơ dịch cúm gia cầm bùng phát.

Xuất hiện ổ dịch cúm A/H5N6 tại Hà Nội

Ông Nguyễn Đình Đảng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội  (Sở NNPTNT Hà Nội) cho biết, trên địa bàn thành phố vừa xuất hiện một ổ dịch cúm gia cầm chủng A/H5N6 tại huyện Chương Mỹ.

Theo đó, ổ dịch cúm gia cầm chủng A/H5N6 được phát hiện đầu tiên tại đàn vịt thương phẩm của hộ ông Nguyễn Văn Sơn ở thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ vào ngày 3/2. Đến ngày 8/2, tại đây tiếp tục phát sinh 2 hộ chăn nuôi ngan thương phẩm có ngan ốm chết.

Trong đó, hộ ông Ngô Văn Bình có tổng đàn 970 con ngan thương phẩm 35 ngày tuổi, đã chết 270 con. Hộ ông Ngô Văn Hùng có tổng đàn 780 con ngan thương phẩm 35 ngày tuổi, số con ốm 430, số chết 270.

 ap luc “kep” voi nguoi nuoi gia cam: gong minh ganh lo, chong dich hinh anh 1

Huyện Chương Mỹ (Hà Nội) lập chốt kiểm dịch tại thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa. Ảnh:  Thành An 

Đến ngày 9/2, đàn vịt thương phẩm 2.660 con của hộ ông Nguyễn Văn Chung cũng có biểu hiện ốm, chết. Sau khi nhận được thông tin, ngay lập tức, cơ quan thú y phối hợp với chính quyền địa phương đã tiêu hủy toàn bộ số gia cầm của 3 hộ trên. Lũy kế từ khi xuất hiện ổ dịch đầu tiên tới nay, trên địa bàn huyện Chương Mỹ đã tiêu hủy tổng số trên 6.800 con gia cầm.

Chủ tịch UBND xã Phú Nghĩa Trần Bá Vệ xác nhận, từ ngày 2/2 đến nay, trên địa bàn thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa đã có 4 hộ chăn nuôi có gia cầm bị ốm chết. Ngay sau khi nhận được tin báo, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Chương Mỹ đã lấy mẫu gửi đi xét nghiệm, kết quả có 3/4 hộ có đàn gia cầm dương tính với cúm A/H5N6.

Để khoanh vùng, phòng chống dịch bệnh lây lan, Trạm Chăn nuôi và thú y huyện đã cho tiêu hủy 6.807 con gia cầm, đồng thời lập chốt kiểm dịch ngay tại thôn Phú Vinh và cho tiêu độc khử trùng.

Hiện trên địa bàn thôn Phú Vinh có khoảng trên 71.000 con gia cầm, chủ yếu là vịt. Tổng đàn gia cầm nuôi toàn xã Phú Nghĩa có trên 294.900 con, trong đó gia cầm sinh sản trên 107.500 con, gia cầm thương phẩm trên 187.300 con.

Đến nay, Chi cục Chăn nuôi và thú y Hà Nội đã cấp cho Trạm Chăn nuôi và thú y huyện Chương Mỹ 450.000 liều vaccine để tiêm phòng bao vây các đàn xung quanh và tiến hành tiêu độc khử trùng, khoanh vùng dập dịch sẽ hạn chế thấp nhất tình trạng bùng phát dịch trong thời điểm hiện nay.

Hiện trên địa bàn TP.Hà Nội có trên 31 triệu con gia cầm của trên 119.000 hộ, cơ sở chăn nuôi. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã triển khai tới các quận, huyện thị xã ra quân tiêu độc khử trùng toàn thành phố, đồng thời khuyến cáo người chăn nuôi với thời tiết cực đoan, lạnh, mưa phùn ẩm ướt kéo dài là điều kiện thuận lợi cho virus tồn tại nên nguy cơ bùng phát bệnh cúm gia cầm H5N6 là rất cao.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội thông tin, hiện đơn vị duy trì nghiêm ngặt chế độ trực 24/24 giờ để tiếp nhận, xử lý thông tin tình hình dịch bệnh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tiếp tục chỉ đạo các trạm chăn nuôi và thú y các quận, huyện, thị xã tổng tẩy uế, tiêu độc khử trùng tại các khu chăn nuôi tập trung, các hộ gia đình. Duy trì hoạt động của các chốt kiểm dịch động vật tại các đầu mối giao thông ra vào thành phố.

Áp lực giá giảm liên tục

Trong khi đó, từ ngày 3/2 đến 10/2, ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa cũng đã buộc phải tiêu hủy 23.083 con gia cầm, gồm 21.887 con vịt, ngan và 1.196 con gà do nhiễm cúm A/H5N6.

Ông Đặng Văn Hiệp - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thanh Hóa cho biết: Dịch cúm gia cầm A/H5N6 xảy ra từ ngày 3/2, tại hộ chăn nuôi ông Nguyễn Văn Ngọ ở thôn Lai Thịnh, xã Tân Khang (huyện Nông Cống). Cơ quan chức năng buộc phải tiêu hủy gần 900 con gia cầm.

Đến ngày 10/2, dịch đã lây lan sang 8 hộ chăn nuôi khác tại thôn 2 xã Tân Khang và 1 thôn của xã Tân Thọ, phải tiêu hủy trên 19.800 con gia cầm.

Còn tại huyện Quảng Xương, cúm gia cầm A/H5N6 xuất hiện từ ngày 4/2, tại hộ chăn nuôi ông Vũ Ngọc Việt ở thôn Đồng Tâm, xã Quảng Trường, huyện Quảng Xương, làm 800 con vịt mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy gần 3.300 con gia cầm.

Ngoài nỗi lo về dịch bệnh, năm nay, thời gian nghỉ Tết kéo dài thêm do ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona (nCoV) gây ra, khiến đầu ra nhiều loại nông sản bị chững lại, trong đó có các sản phẩm gia cầm. Bên cạnh đó, cũng do nửa cuối năm 2019 đàn gia cầm cả nước tăng nhanh, khiến việc tiêu thụ gặp khó khăn, giá giảm liên tục, nhất là đối với gà công nghiệp.

Theo báo cáo của Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai, tính đến cuối tháng 12/2019, tổng đàn gia cầm của tỉnh đạt gần 27,8 triệu con, tăng trên 20,6% so cùng kỳ. Trong đó, tổng đàn gà đạt gần 25,7 triệu con, tăng gần 21% so với cùng kỳ. Nguyên nhân đàn gà tăng mạnh là do trước đó, gà công nghiệp bán được với giá cao vì nhu cầu tiêu thụ thịt gà tăng mạnh vì giá thịt lợn tăng cao.

Ông Nguyễn Văn Nhẫn - chủ trại nuôi gà công nghiệp tại xã Cây Gáo (huyện Trảng Bom) lo lắng nói, vài tuần nay, giá gà, vịt công nghiệp đều giảm dưới giá thành sản xuất nhưng thương lái hầu như ngừng mua vì các bếp ăn công nghiệp, trường học chưa hoạt động trở lại. Hiện nhiều trại ùn ứ gà, vịt đến tuổi xuất chuồng khiến người chăn nuôi rất lo lắng. Nhiều trại buộc phải giảm thức ăn để kéo dài lứa xuất chuồng tiếp theo.

Ông Lê Văn Quyết - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ nhận định, tình hình người chăn nuôi hiện nay rất khó khăn vì vài tháng trước đó họ đã phải chịu một đợt thua lỗ lớn do giá gà xuống thấp, nay chưa kịp gượng lại thì tiếp tục đối mặt với nguy cơ “khủng hoảng thừa”. Dự báo thời gian tới, việc tiêu thụ cũng như giá các mặt hàng gia cầm, đặc biệt là gà công nghiệp khó khôi phục vì diễn biến của dịch bệnh  do virus Corona còn phức tạp.

Theo Thành An - Thiên Ngân/danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 403

Máy chủ tìm kiếm : 34

Khách viếng thăm : 369


Hôm nayHôm nay : 39113

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 490509

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70717824