13:41 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ba Vì đào tạo nghề gắn với đầu ra

Thứ sáu - 26/05/2017 04:55
Để tránh tình trạng học nghề xong không có việc làm, huyện Ba Vì yêu cầu các xã, thị trấn chỉ đề xuất đào tạo các nghề khi xác định được đầu ra cho lao động nông thôn (LĐNT) trên địa bàn.
Có nghề, thêm thu nhập
Gần 5 năm nay, trong ngôi nhà nhỏ của gia đình chị Phạm Thị Thu Hường, thôn La Thiện, xã Tản Hồng, huyện Ba Vì, tiếng máy khâu đã trở thành âm thanh quen thuộc mỗi ngày. Học xong lớp đào tạo 3 tháng nghề may công nghiệp do UBND xã tổ chức, chị Hường vừa làm thuê cho một xưởng may, vừa đầu tư gần 4 triệu đồng sắm một chiếc máy nhận may gia công tại nhà. Nhờ nghề may chị có thêm thu nhập từ 3 – 5 triệu đồng/tháng, đủ trang trải cuộc sống và nuôi hai con học đại học. “Được học nghề  mới có việc làm thêm chứ nếu chỉ trông vào 3 sào ruộng thì không đủ ăn” – chị Hường nói.
Tản Hồng là một trong những xã làm khá tốt công tác đào tạo nghề cho LĐNT của huyện Ba Vì. Những năm qua, xã đã triển khai nhiều lớp đào tạo các nghề nông nghiệp, chăn nuôi thú y, may công nghiệp, nấu ăn, xây dựng, tin học, hàn xì… cho hàng trăm lao động. Chủ tịch UBND xã Tản Hồng Phương Văn Liểu cho biết, trong số các nghề đào tạo, nghề nông nghiệp và may công nghiệp đang cho hiệu quả rõ rệt. Riêng nghề may, Tản Hồng hiện có 2 xưởng may công nghiệp, vừa là nơi đào tạo, vừa là đơn vị nhận lao động làm việc với mức lương 3 – 5 triệu đồng/tháng. Với đặc thù xã thuần nông, không có nghề phụ, các lớp đào tạo nghề đã góp phần quan trọng nâng cao thu nhập cho LĐNT, tỷ lệ hộ nghèo của xã Tản Hồng theo chuẩn đa chiều cũng chỉ còn xấp xỉ 2%.
Theo thống kê của Phòng LĐTB&XH huyện Ba Vì, tính riêng trong năm 2016, toàn huyện đã mở được 85 lớp đào tạo cho gần 3.000 LĐNT theo Quyết định 1956 của Chính phủ với 12 nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Qua đánh giá, công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm trên địa bàn huyện đã có sự chuyển biến về chất. Nhiều LĐNT đã chủ động đăng ký học nghề, tự tìm việc làm, tạo ra thu nhập ổn định cuộc sống “ly nông bất ly hương”.
Không mở lớp nếu chưa có đầu ra
Theo khảo sát, toàn huyện Ba Vì có hơn 161.000 người trong độ tuổi lao động. Hàng năm, số người vào độ tuổi lao động có nhu cầu được đào tạo nghề và bố trí việc làm mới khoảng 3.500 người. Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện Ba Vì đã được các xã, thị trấn quan tâm triển khai. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả bước đầu, số lượng lao động không có việc làm thường xuyên vẫn còn  tới 16,3% và nhu cầu làm thêm nghề phụ còn cao. Đặc biệt, sự phối hợp với các DN trong đào tạo, giới thiệu việc làm còn hạn chế nên tìm đầu ra cho lao động cũng như duy trì việc sau học nghề còn thấp.
Trao đổi với Kinh tế & Đô thị,  Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Ba Vì Đỗ Quang Trung cho biết, hạn chế của chương trình đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn là chưa đạt được mục tiêu 80% lao động sau đào tạo có việc làm. Ngoài các nghề nông nghiệp phát huy được hiệu quả, một số nghề phi nông nghiệp không duy trì được do tác động của kinh tế thị trường, thậm chí có trường hợp học theo phong trào. Chính vì vậy, trong năm 2017, huyện sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên, dùng phần mềm để theo dõi, tránh tình trạng một lao động đi học nhiều lần chưa đạt.
Mặt khác, Ban Chỉ đạo 1956 huyện Ba Vì xác định lựa chọn các cơ sở dạy nghề có đủ năng lực, uy tín và xây dựng khung chương trình học cho từng đối tượng LĐNT. Theo ông Đỗ Quang Trung, huyện yêu cầu các xã chỉ đề xuất đào tạo nghề khi xác định được vị trí việc làm, đồng thời định hướng nghề nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất cho LĐNT được làm đúng nghề đã đào tạo. Ngoài ra, kêu gọi DN đầu tư cũng như phối hợp xây dựng phương án tìm đầu ra cho sản phẩm từ việc học nghề của người dân.
 
Theo: Thiên Tú - Thủy Trúc/kinhtedothi.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 216

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 213


Hôm nayHôm nay : 59313

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1263145

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71490460