05:09 EST Thứ bảy, 18/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bạc Liêu ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn

Thứ hai - 30/12/2019 10:18
Dự báo, mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu sẽ có nguy cơ xảy ra hạn hán và xâm nhập mặn gay gắt hơn trung bình nhiều năm.

Hàng ngàn héc ta lúa, tôm bị ảnh hưởng

Trong đó, ở một số thời điểm, ranh mặn trên các sông và kênh rạch có khả năng xâm nhập sâu tương đương mùa khô năm 2015-2016. Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Bạc Liêu, toàn tỉnh sẽ có khoảng 5.400 ha lúa Đông Xuân bị thiếu nước ngọt (trong đó, TX. Giá Rai khoảng 1.500 ha thiếu nước; huyện Hòa Bình khoảng 300 ha; huyện Vĩnh Lợi khoảng 1.400 ha; huyện Phước Long khoảng 2.200 ha). Thời gian thiếu nước ngọt sẽ bắt đầu tháng 3/2020.

Kiểm tra công âu thuyền Ninh Quới.

Nếu tình hình nguồn nước ngọt và thời tiết mùa khô năm 2019-2020 diễn ra bất lợi như mùa khô năm 2015-2016, dự báo cũng có khoảng 2.000 ha lúa sản xuất trên đất tôm có nguy cơ thiếu nước ngọt và giảm năng suất.

Ngoài ra, dự báo cũng có khoảng 9.000 ha nuôi tôm có nguy cơ bị thiệt hại do thiếu nguồn nước ngọt bổ sung trong trường hợp độ mặn trong các ao nuôi tăng cao.

Kết quả dự báo mới nhất về hiện tượng ENSO cho thấy, khả năng ENSO ở trạng thái trung tính nhưng vẫn nghiêng về pha nóng từ nay đến giữa năm 2020. Theo đó, tháng 12/2019 phổ biến ít mưa, tuy nhiên có một số ngày do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới sẽ có mưa vừa, mưa to, tổng lượng mưa tháng cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 10-25%.

Đến tháng 1/2020, lượng mưa phổ biến xấp xỉ trên TBNN, tháng 2, tháng 3/2020, phổ biến không mưa, tháng 4/2020, lượng mưa phổ biến thấp hơn TBNN từ 10-20%/ tháng 5 năm 2020, lượng mưa phổ biến xấp xỉ TBNN và thời gian bắt đầu mùa mưa 2020 dự báo sẽ xảy ra trong 10 ngày giữa tháng 5 năm 2020.

Nhiệt độ trung bình tại Bạc Liêu sẽ ở mức 34-350C, cao hơn TBNN từ 0,5- 1,0 0C. Riêng tháng 01, 02 có những ngày nhiệt độ giảm mạnh.

Do ảnh hưởng của hạn hán, nông dân trồng lúa có nguy cơ thiếu nước ngọt.

Thiếu nước ngọt trồng lúa

Vụ lúa Thu Đông, toàn tỉnh Bạc Liêu đã xuống giống 44.409 ha, thu hoạch 5.885 ha, theo đánh giá sản xuất vụ Thu Đông hiện nay gặp thuận lợi, đủ nước ngọt. Tuy nhiên, diện tích lúa Tài nguyên (chủ yếu tập trung ở huyện Vĩnh Lợi) có khả năng bị ảnh hưởng thiếu nước vào cuối vụ.

Còn vụ Đông Xuân Theo kế hoạch năm 2020, tỉnh Bạc Liêu sẽ canh tác 48.229 ha, dự kiến tình hình nguồn nước ngọt và thời tiết mùa khô năm 2019-2020 diễn ra bất lợi như mùa khô năm 2015-2016. Dẫn đến diện tích lúa Đông Xuân có nguy cơ thiếu nước do nguồn nước ngọt bổ sung từ sông Hậu về Bạc Liêu qua trục Quản lộ Phụng Hiệp sẽ thiếu hụt, thêm vào đó nhiệt độ cao sẽ làm gia tăng bốc hơi, xâm nhập mặn sớm sẽ gây khó khăn cho việc tiếp nước ngọt từ Sóc Trăng về Bạc Liêu.

Theo Sở NN-PTNT Bạc Liêu, khu vực có nguy cơ thiếu nước ngọt dự kiến khoảng 5.400 ha, gồm diện tích tập trung ở phía Tây trục kênh Vĩnh Phong và diện tích ven theo các cống thuộc Tiểu vùng giữ ngọt (Phần diện tích khoảng 500 mét dọc theo các cống Quốc lộ 1A và dọc theo các cống phân ranh mặn, ngọt). Thời gian thiếu nước ngọt sẽ  bắt đầu từ đầu tháng 03 năm 2020.

Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nước ngọt dự báo có khả năng bị nhiễm phèn, chi phí sản xuất vụ Đông Xuân sẽ gia tăng do phải sử dụng nhiều nhiên liệu bơm tát, để tưới chống hạn.

Riêng vụ lúa trên đất tôm, tỉnh đã xuống giống canh tác 39.578 ha, chỉ mới thu hoạch 835 ha, kế hoạch từ ngày 10/01 đến 31/01/2020 mới thu hoạch, nên có khả năng 2.000 ha điện tích lúa trên đất tôm (xã Ninh Thạnh Lợi, Ninh Thạnh Lợi A, Vĩnh Lộc, Vĩnh Lộc A thuộc huyện Hồng Dân) có nguy cơ thiếu nước ngọt và giảm năng suất trong tháng 1/2020.

Mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu sẽ có nguy cơ xảy ra hạn hán và xâm nhập mặn gay gắt.

Nuôi trồng thủy sản gặp khó

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, nếu mặn xâm nhập sớm trong mùa khô năm 2019-2020, việc nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh tại tiểu vùng chuyển đổi sản xuất sẽ gặp khó khăn về nguồn nước ngọt bổ sung. Khi đó, độ mặn trên các ao nuôi có khả năng tăng cao hơn 250/00, vượt quá ngưỡng tăng trưởng thích hợp của tôm trong các tháng cao điểm của mùa khô. Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa khô đầu năm 2020 có xu hướng cao hơn TBNN cũng gây bất lợi cho tôm nuôi.

Trong đó, tại TX. Giá Rai, có 22.300 ha đất nuôi trồng thủy sản luôn có yêu cầu nước mặn sớm từ tháng 12/2019 để xuống giống tôm vụ 1. Do đó việc cần khống chế không cho nước mặn xâm nhập qua khu vực lúa trên đất tôm từ cuối năm 2019 đến cuối tháng 1/2020 luôn là vấn đề cần quan tâm giải quyết của công tác điều tiết nước.

Riêng khu vực phía Bắc huyện Hồng Dân có khả năng nước mặn biển Tây theo sông Cái Lớn sẽ có khả năng xâm nhập sớm từ đầu tháng 3/2020, do đó khu vực này sẽ có điều kiện nuôi tôm sớm hơn các năm gần đây.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Bạc Liêu, diện tích có nguy bị thiệt hại vào khoảng 5.000 ha (chủ yếu tập trung ở địa bàn TX. Giá Rai và các xã phía Tây của huyện Phước Long). Dự kiến thời gian nuôi khó khăn, gay gắt cho diện tích tôm nuôi sẽ bắt đầu từ đầu tháng 3/2020.

Không khi đó, tại vùng Nam Quốc lộ 1A, diện tích nuôi trồng thủy sản dự kiến là 60.515 ha. Nếu mặn xâm nhập sớm trong mùa khô năm 2019-2020, việc nuôi trồng thủy sản ở vùng này sẽ gặp khó khăn. Dự báo có nguy cơ 4.000 ha nuôi tôm bị thiệt hại.

Ngoài sản xuất, hạn hán và xâm nhập mặn sẽ làm ảnh hưởng lớn đến việc cấp nước sinh hoạt cho người dân tiểu vùng chuyển đổi cũng sẽ gặp khó khăn, dễ phát sinh một số dịch bệnh trên con người trong thời kỳ cao điểm của mùa khô.

Theo dự kiến tình hình nuôi trồng thủy sản sẽ gặp nhiều khó khăn.

Một số giải pháp

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Trước tình hình trên, Sở NN-PTNT đã đề nghị các sở, ngành có liên quan, tại các địa phương phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nắm rõ diễn biến của thời tiết. Từ đó chủ động phòng tránh, tập trung xuống giống vụ lúa Đông Xuân theo lịch thời vụ, điều chỉnh lịch vận hành các cống đầu mối khi cần thiết để lấy nước mặn vào sớm hơn. Đồng thời, phối hợp với Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 vận hành tạm thời cống âu thuyền Ninh Quới, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình kênh mương tạo nguồn, tổ chức đắp các đập thời vụ…

Trước đó, ông Nguyễn Quang Dương - Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, ông Dương Thành Trung - Chủ tịch UBND tỉnh cùng với lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành đã xem tình hình sản xuất của bà con nông dân trước tình hình xâm nhập mặn và hạn hán, tại địa bàn huyện Hồng Dân và huyện Phước Long. Sau đó, đến kiểm tra chủ đầu tư và đơn vị thi công vận hành thử cống âu thuyền Ninh Quới.

Qua chiến khảo sát, Chủ tịch UBND tỉnh Dương Thành Trung, cho rằng: “Một số cơ quan chức năng, lãnh đạo một số địa phương vẫn còn chưa ý thức được hết nguy cơ về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn năm 2019-2020. Nếu không có sự chuẩn bị từ rất sớm, có giải pháp quyết liệt, cụ thể thì đến cuối vụ sẽ gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nước”. 

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở Ban, Ngành, cần quan tâm, phải luôn đặt trong tình trạng khó khăn lớn nhất để có kịch bản phù hợp, kịp thời xử lý nếu tình huống xấu nhất xảy ra. Xung quanh công tác điều tiết nước, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị: Sở NN&PTNT thành lập ngay bộ máy để tiếp nhận và vận hành hàng loạt các cống lớn mới xây dựng. Khi có cống âu thuyền Ninh Quới thì việc điều tiết nước sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để làm tốt việc điều tiết nước thì ngành Nông nghiệp phải thật sự chủ động.

Ban Quản lí Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10, cho biết: Qua gần 12 tháng thi công, với nhân lực bình quân luôn có khoảng 100 công nhân trên công trường và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ. Công trình đã thực hiện đến trên 85% khối lượng, đã hoàn thành lắp đặt cửa van.

Đầu tháng 12/2019, thì công trình đã đưa vào khai thác, kiểm soát mặn kịp thời, để phục vụ sản xuất, dự kiến hoàn thành toàn bộ công trình trước 01/3/2020 (rút ngắn thời gian thực hiện khoảng 13 tháng so với hợp đồng).

Cống âu thuyền Ninh Quới được đưa vào hoạt động sẽ tạo điều kiện cho nông dân các địa phương trong khu vực này chủ động kiểm soát được nguồn nước mặn, ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Với việc cống âu thuyền Ninh Quới được đưa vào hoạt động sẽ tạo điều kiện giúp cho nông dân các địa phương trong khu vực này chủ động kiểm soát được các nguồn nước mặn, ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Sau khi kiểm tra thực tế, ông Nguyễn Quang Dương - Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu hoan nghênh UBND tỉnh và các ngành đã chủ động xây dựng kịch bản trong việc phòng, chống hạn mặn. Tuy nhiên, Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu cả hệ thống chính trị không được chủ quan, phải làm sao để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn mặn, xâm nhập mặn gây ra.

Ông Dương nói và cho biết, khi kế hoạch, kịch bản đã có, thì các ngành rồi cấp ủy phải cùng vào cuộc, phải quyết tâm để phòng chống hạn mặn đạt kết quả cao nhất, để kinh tế- xã hội phát triển tốt.

Theo Trọng Linh/nongnhiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 231


Hôm nayHôm nay : 31212

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 943423

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73990394