Tắc đầu ra…
Nhìn những trại rau ăn lá được trang bị CNC “đẹp như mơ” với nhà lưới, hệ thống tưới tự động của HTX Rau Mười Hai không ai tin nơi đây đang chật vật tìm đầu ra.
Theo ông Giấy, hiện HTX có 8ha đất làm rau CNC với 12 thành viên. Mỗi ngày, HTX thu hoạch 5 tấn rau, nhưng chỉ bán được khoảng 1 tấn cho khu công nghiệp và một ít cho hệ thống siêu thị, số còn lại bán cho thương lái với giá rẻ mạt.
“Hệ thống siêu thị ở TP.HCM chỉ lấy rau của HTX sau khi thu ở khu vực thành phố không đủ hàng. Còn thương lái thì lúc nào cũng chờ chực ép giá” - ông Giấy bộc bạch.
Một nhà vườn trồng rau an toàn tại Long An. Ảnh: P.V
Cùng loay hoay với “bài toán” đầu ra là HTX Dịch vụ nông nghiệp Đạo Thạnh (TP. Mỹ Tho, Tiền Giang). Dù việc sản xuất rau thủy canh tại HTX này mang lại hiệu quả bước đầu nhưng đầu ra cho sản phẩm vẫn chưa ổn định.
Ông Huỳnh Tấn Phúc - Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Đạo Thạnh cho biết, hướng sắp tới HTX sẽ mở rộng diện tích trồng rau thủy canh. Cái khó của HTX hiện nay là chi phí đầu tư ban đầu rất cao, đòi hỏi cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.
“Sản lượng rau thu hoạch của HTX chủ yếu bán qua thương lái, mà thương lái thì lúc nào cũng muốn mua với giá thật thấp mà thôi” - ông Phúc chia sẻ.
Trong đó, các tỉnh phía Nam, diện tích sản xuất rau đạt 518.300ha, năng suất đạt 190,3 tạ/ha, sản lượng đạt 9.862,3 nghìn tấn.
Các tỉnh có diện tích và năng suất trồng rau lớn là: Tiền Giang 51.500ha, năng suất đạt 202,4 tạ/ha; An Giang 33.300ha, năng suất đạt 218,6 tạ/ha. Những tỉnh có năng suất đạt cao nhất là Lâm Đồng 331,5 tạ/ha, TP.HCM 315,6 tạ/ha.
Cục Trồng trọt cũng cho biết, hiện trên địa bàn cả nước đã hình hành nhiều diện tích sản xuất rau tập trung áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP).
Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ không ổn định kể cả thị trường trong nước và nước ngoài do sản xuất không chủ động về số lượng và chất lượng sản phẩm đáp ứng ngày càng cao của thị trường.
Sản xuất, kinh doanh rau gặp nhiều rủi ro, sản lượng rau tiêu thụ qua hệ thống cửa hàng còn thấp, thiếu mạng lưới kinh doanh rau chất lượng cao, rau an toàn (RAT)…
“Sản xuất theo hợp đồng giữa người sản xuất và doanh nghiệp (DN) đã được hình thành ở nhiều vùng sản xuất hàng hoá, song nhìn chung còn ít. Việc chấp hành theo hợp đồng ký kết của cả người sản xuất và DN chưa nghiêm dẫn đến tình trạng DN không thu mua sản phẩm theo hợp đồng hoặc dân không bán sản phẩm cho ND khi có sự biến động giá cả thị trường” - ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt đánh giá.
Dựng quầy bán rau
Cục Trồng trọt cho biết, năm 2019, diện tích sản xuất rau các loại của cả nước vào khoảng 970.000ha, tăng khoảng 8.400 ha so với năm 2018, năng suất ước 195 tạ/ha, tăng khoảng 17,2 tạ/ha; sản lượng đạt 18,92 triệu tấn, tăng 1,83 triệu tấn (10,7%) so với năm 2018.
Ông Tùng cho rằng, công tác quản lý nhà nước về sản xuất rau ứng dụng CNC, tiêu thụ RAT còn bất cập, ảnh hưởng đến quyền lợi của người sản xuất chân chính và gây thiếu lòng tin của người tiêu dùng...
Để giải quyết bài toán đầu ra, ông Tùng cho biết, nên hình thành các chuỗi liên kết RAT có sự tham gia của người sản xuất, sơ chế - chế biến- phân phối, kinh doanh - tiêu thụ. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền về sản xuất và tiêu thụ RAT; phát triển các chợ đầu mối gắn với các vùng sản xuất lớn.
Cần duy trì và xây dựng một số chợ quy mô nhỏ để thuận tiện cho việc tiêu thụ RAT ở các vùng sản xuất lớn nằm xa chợ đầu mối. Xây dựng và phát triển mạng lưới tiêu thụ RAT theo các hình thức sau: Quầy RAT tại các khu dân cư, tùy theo quy mô của khu dân cư để bố trí 1 – 3 cửa hàng RAT/khu; quầy RAT tại các chợ (chủ yếu là khu vực nội thành) với số lượng 1 – 2 quầy/chợ...
Theo Trần Cửu Long/danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn