22:28 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bán báu vật làng lấy 64 triệu làm đường nông thôn mới

Thứ năm - 19/11/2015 08:01
Chiếc sanh đồng nặng 84kg ở bản Hiêu, một bản vùng cao ở Thanh Hóa đã được người dân trong thôn bán để làm đường nông thôn mới...

Thông tin về báu vật trên, chiếc sanh đồng của bản Hiêu, xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) nặng 84kg, có 4 tay cầm, đường kính miệng sanh gần 1m, cao gần 50cm. Trên vành phía mặt trong có cả chữ Hán và chữ quốc ngữ, ghi năm 1929.

Đây là tài sản chung của bản Hiêu, những khi làng có việc lớn, tổ chức nấu nướng ăn tập thể thường mang sanh đồng ra sử dụng.

Chiếc sanh đồng này đã được người dân họp bàn và quyết định bán để lấy tiền làm đường giao thông, xây dựng nông thôn mới vào năm 2014 - báo Tiền phong dẫn lời ông Hà Văn Sỹ (bản Hiêu, xã Cổ Lũng) cho biết. Ông Sỹ cũng là người đã mua lại chiếc sanh đồng cổ - báu vật bản Hiêu với giá 64 triệu đồng sau khi người dân của bản thống nhất bán chiếc sanh này.

   Bán báu vật làng lấy 64 triệu làm đường nông thôn mới - Ảnh 1

Chiếc sanh đồng cổ của bản Hiêu được bán với giá 64 triệu để làm đường nông thôn mới. Ảnh: Tiền phong.

 
 

 


Theo ông Sỹ: “Chiếc sanh đồng này như báu vật mang lại phúc lộc cho người dân bản. Vì vậy, gia đình tôi cố gắng để mua lại chiếc sanh đồng này. Đã có người ở địa phương khác tìm đến hỏi mua với giá cao, nhưng gia đình tôi vẫn quyết lưu giữ lại”.

Tại xã Cổ Lũng, ngoài bản Hiêu thì bản Lọng cũng đã bán 2 vạc đồng (một cái to, một cái nhỏ) được 120 triệu đồng để góp vào làm đường, xây dựng nông thôn mới - báo Tiền phong thông tin.

Cũng tại khu vực miền núi Thanh Hóa, lo lắng "báu vật của làng" - các cổ vật tại các địa phương "chảy máu", ông Cao Bằng Nghĩa (Quan Hóa, Thanh Hóa) đã gần 20 năm nay đi sưu tầm các cổ vật. Theo báo Pháp luật Việt Nam, ông Nghĩa từng là cán bộ Tuyên giáo, Trưởng ban Văn hóa của huyện Quan Hóa nên hơn ai hết, ông Nghĩa hiểu rất rõ các giá trị văn hóa, nhân văn của đồ cổ trong đời sống tinh thần của người dân và bản thân ông rất nặng tình với nền cổ vật của dân tộc.

Ông Nghĩa đã sưu tầm được gần 100 hiện vật cổ, trong đó có nhiều hiện vật có trị giá lên đến hàng trăm triệu đồng.

Tại các bản làng người Thái ở huyện Quan Hóa (Thanh Hóa), khu vực này còn hoang sơ nên nhiều gia đình vẫn còn giữ lại các đồ cổ quý hiếm như chiêng, sanh, liễn, niêu… có niên đại hàng nghìn năm lịch sử. Các cổ vật này đều làm bằng đồng thau và có in hình hoa văn.

Nhiều gia đình vì cuộc sống đói nghèo đã phải bán đi những cổ vật này để đổi lấy miếng cơm, manh áo. Để tránh những cổ vật này rơi vào tay lái buôn, ông Nghĩa đã vào tận các bản làng để khuyên can hoặc mua lại.

Ông Nghĩa nói: “Mình sưu tầm là giữ lại hiện vật cổ cho huyện, sau này có nhà truyền thống thì tôi sẽ đem ra trưng bày"...

Theo nguoiduatin.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 281


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1165331

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71392646