12:10 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bảo tồn và phát triển chè đặc sản Shan tuyết Lũng Phìn

Thứ tư - 20/03/2013 23:53
HGĐT- Cao nguyên đá Đồng Văn, nơi đây chủ yếu là đá, quanh năm sương mù bao phủ, biên độ nhiệt ngày đêm lớn, có độ cao trên 1.600 m so với mực nước biển... đã tạo nên một giống chè Shan cổ thụ đặc sản nổi tiếng - chè Shan tuyết Lũng Phìn (huyện Đồng Văn).
Đặc sản chè Shan tuyết chỉ có ở Lũng Phìn:
Chè Shan Lũng Phìn xưa nay luôn được đánh giá là “đệ nhất trà” bởi hương vị độc đáo. Vì vậy, để gìn giữ và phát triển chè Shan Lũng Phìn trên Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh ta đã triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát triển giống chè Shan tuyết đặc sản này.
 
Hiện nay toàn tỉnh Hà Giang có trên 20.000 ha chè, diện tích chè kinh doanh chiếm trên 80% diện tích và chủ yếu là giống chè Shan tuyết; sản lượng đạt trên 45.000 tấn búp tươi/năm. Diện tích chè được trồng tập trungchủ yếu tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Xín Mần. Ngoài ra, 4 huyện vùng Cao nguyên đá có diện tích chè khoảng 1.000 ha. Trên vùng Cao nguyên đá, người dân trồng chè theo phương thức truyền thống, mật độ cây thưa, không được đầu tư thâm canh. Ngoài ra, do đa số cây chè đã ở độ tuổi già cỗi (có cây chècổ thụ hàng vài trăm năm tuổi) nên độ phân cành kém, tỷ lệ búp không đáng kể dẫn đến năng suất chè thấp, trung bình chỉ đạt 31,4 tạ/ha. Nhưng nổi tiếng nhất trên toàn vùng Cao nguyên đá là chè Shan tuyết Lũng Phìn. Theo ông Sùng Chứ Tủa, dân tộc Mông, Trưởng thôn Cán Pẩy Hở, xã Lũng Phìn: Toàn xã Lũng Phìn chỉ có 77 ha chè Shan tuyết, trong đó có trên 50 ha cho thu hoạch. Đặc biệt xã còn lưu giữa được 5.800 gốc chè bản địa (tương đương 14 ha) có tuổi đời từ 70 đến hàng trăm năm tuổi. Đây là giống chè ngon nổi tiếng trong cả nước nên giá bán rất cao (trung bình từ 450 – 500 nghìn đồng/kg, có thời điểm tới 1,2 triệu đồng/kg)). Tuy nhiên do bà con chưa biết áp dụng các tiến bộ KHKT vào các khâu chăm sóc, thu hái và chế biến nên sản lưọng chè còn rất thấp và hầu như chưa có mặt trên thị trường. Người tiêu dùng nào sành chè phải vào tận các hộ gia đình trồng chè, đặt trước để mua mới có được sản phẩm chè Lũng Phìn chính hiệu, nhưng số lượng rất hạn chế.
 
Bảo tồn và phát triển:
Theo 1 lãnh đạo UBND huyện Đồng Văn: Do điều kiện tự nhiên và sinh thái phù hợp nên giống chè Shan đã được người dân địa phương trồng từ hàng trăm năm nay theo phương thức hoang dã và phân tán. Do đặc thù của tiểu vùng khí hậu và chất đất đã tạo nên hương vị đặc trưng duy chỉ có ở chè Lũng Phìn. Vì giá trị của sản phẩm chè Lũng Phìn thường cao gấp từ 3 - 4 lần so với các giống chè khác nên trong thời gian qua đã được các cấp, các ngành chuyên môn chỉ đạo các giải pháp nhằm tuyên truyền, hướng dẫn người dân mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh để tăng năng suất.
 
Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2011 – 2016 đã xác định: “Phát triển cây chè trở thành cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo”. Để bảo tồn và phát triển chè Shan tuyết Lũng Phìn, xây dựng thương hiệu chè nổi tiếng của vùng Cao nguyên đá, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, xây dựng dự án hỗ trợ thâm canh, cải tạo chè già cỗi Shan tuyết Lũng Phìn.
Trong năm 2012 vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với UBND huyện Đồng Văn và các cơ quan chuyên môn của huyện hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ KHKT vào thâm canh cây chè, khai thác có hiệu quả diện tích chè Shan tuyết cổ thụ hiện có. Một mặt quy hoạch vùng chè đặc sản Lũng Phìn; mở rộng diện tích, tăng năng suất và sản lưọng, góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm chè đặc sản Lũng Phìn trên vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.
 
Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Để bảo tồn và phát triển chè Lũng Phìn và xây dựng thương hiệu chè trên vùng Cao nguyên đá Đồng Văn. Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tập trung đẩy mạnh công tác cải cách chính sách đầu tư; chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho các nhà đầu tư; các doanh nghiệp hoạt động; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp trồng chè; xúc tiên công tác thương mại, cấp nhãn hiệu hàng hoá; tập trung phát triển chè Shan tuyết địa phương; sớm hình thành Hiệp hội chè Hà Giang và xây dựng thương hiệu chè Lũng Phìn trên Cao nguyên đá Đồng Văn.
PHẠM VĂN PHÚ (Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh) 
Theo baohagiang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 126


Hôm nayHôm nay : 16819

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 17032

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73064003