01:53 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bát nháo đầu vào thủy sản

Thứ hai - 05/08/2013 11:21
(Thủy sản Việt Nam) - Khi rào cản kỹ thuật ngày càng được dựng lên ở nhiều thị trường, bên cạnh hoạt động xúc tiến thương mại để khai thông, có một sự khai thông căn cơ hơn là nâng cao chất lượng thủy sản để vượt qua. Trong đó, quản lý vật tư đầu vào (thuốc thú y, vi sinh, chế phẩm sinh học…) là rất quan trọng.

Ngoại giao tháo gỡ đầu ra

Nhật Bản, Hàn Quốc quy định nghiêm ngặt về dư lượng Ethoxyquyn, Trifluralin (tỷ lệ 0,001 ppm), hàm lượng này rất thấp so với quy định chung của các nước. Bộ NN&PTNT đã cung cấp các nghiên cứu khoa học liên quan đến dư lượng có trong tôm và các biện pháp khắc phục cho Nhật Bản, Hàn Quốc. Đến nay, Nhật Bản đã chính thức dỡ bỏ việc kiểm soát dư lượng Trifluralin. Nhưng tôm xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản vẫn còn bị duy trì chế độ kiểm tra 100% với Ethoxyquyn và cả Enrofloxacin. Tình trạng tôm Việt Nam bị phát hiện nhiễm dư lượng một trong hai chất này đã giảm mạnh so với năm ngoái, nhưng cũng còn lô hàng vi phạm trong thời gian gần đây.

Hiện, nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm khách hàng mới để mở rộng thị trường xuất khẩu - Ảnh: An Đăng

Mexico hạn chế nhập khẩu tôm do lo ngại dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bộ NN&PTNT đã gửi tài liệu cho Mexico nhằm chứng minh Việt Nam đã cơ bản khống chế được bệnh hoại tử gan tuỵ và sản phẩm tôm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Bộ Công thương đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico có công hàm và tiếp xúc các cơ quan của Mexico để đề nghị tiếp tục nhập khẩu tôm Việt Nam.

Còn cá tra, Ukraine đã quyết định tạm đình chỉ nhập vì phát hiện một số lô hàng nhiễm vi sinh vật vượt quá giới hạn theo quy định của nước này. Bộ NN&PTNT cũng đang tích cực phối hợp với các cơ quan ngoại giao tháo gỡ khó khăn để tiếp tục xuất khẩu cá tra sang Ukraine.

Năm 2013, Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia đã phê duyệt 3 đề án tham gia hội chợ chuyên ngành của VASEP, tại Bỉ, Mỹ, Trung Quốc, kinh phí gần 6,3 tỷ đồng, nhằm quảng bá thương hiệu thủy sản Việt Nam. Trong tình hình khó khăn hiện nay, đây là kênh tiếp cận nhanh để tuyên truyền, củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống, tìm kiếm khách hàng mới và tìm hiểu nhu cầu thị trường.

 

Bát nháo đầu vào

Tỉnh Bạc Liêu năm 2013 vẫn duy trì diện tích nuôi tôm 120.000 - 125.000 ha, cần 15 - 17 tỷ con tôm giống. Hơn 300 cơ sở sản xuất, thuần dưỡng con giống trong tỉnh chỉ đáp ứng chừng 5 tỷ, còn lại phải mua từ bên ngoài. Số giống từ ngoài tỉnh nhập vào Bạc Liêu thường tìm cách né kiểm dịch, vuột ra ngoài khả năng kiểm soát của các cơ quan quản lý.

Bộ NN&PTNT đánh giá tình hình tôm giống 6 tháng đầu năm 2013: "Hiện tượng tôm giống không đảm bảo chất lượng (tôm dễ nhiễm bệnh và chậm lớn) lưu thông trên thị trường tuy đã giảm so với các năm trước, nhưng vẫn xảy ra, gây thiệt hại tới người nuôi". Diện tích tôm bị bệnh chỉ còn bằng 26% năm 2012, tuy nhiên vẫn tới 9.123 ha. Còn giống cá tra, chất lượng cũng rất kém từ cá tra bố mẹ nên tỷ lệ hao hụt khá lớn trong quá trình nuôi, có nơi hao hụt tới 55%.

Thực trạng thủy sản kém chất lượng, dịch bệnh nhiều còn có nguyên nhân từ thị trường vật tư thủy sản bát nháo, vượt ngoài tầm quản lý. Ở tỉnh Bạc Liêu có 340 cơ sở kinh doanh, kiểm tra tháng 12/2012, phát hiện 50% không đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Ở 208 cơ sở kinh doanh thuốc thú y thủy sản, thức ăn thủy sản, có 75 cơ sở chỉ đạt loại B.

Còn ở tỉnh Quảng Ngãi, trong hơn 2.037 cơ sở sản xuất và kinh doanh vật tư nông nghiệp, có đến 1.499 cơ sở (gần 74%) không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Các cơ sở nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý này vẫn hàng ngày bán ra đủ loại vật tư thủy sản mà không ai nắm được chất lượng.

 

Quản lý lúng túng 

Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Ngãi nói, số lượng cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp quá lớn, trong khi nguồn lực chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là ở các huyện, xã; trang thiết bị phục vụ kiểm tra lấy mẫu cũng chưa được đầu tư thích ứng. Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT Bạc Liêu cho rằng, mức phạt nặng nhất với mỗi lần vi phạm về chất lượng là 35 triệu đồng "quá thấp so với lợi nhuận thu được nên các cơ sở vi phạm sẵn sàng nộp phạt và tiếp tục vi phạm".

Ảnh: Duy Khương

Bộ NN&PTNT trong các giải pháp trước mắt cũng như dài hạn vẫn nêu ra việc kiểm soát chất lượng giống và vật tư thủy sản đầu vào. Bộ Công thương cũng đề nghị Bộ NN&PTNT và Bộ Y tế những nội dung khá chung chung ấy - "kiểm tra, giám sát chặt chẽ để doanh nghiệp nâng cao quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm". Trong đó, Bộ Công thương có một đề nghị cụ thể với Bộ NN&PTNT: "Sớm hoàn thiện dự thảo nghị định quản lý sản xuất và tiêu thụ cá tra, tạo khuôn khổ pháp lý cho công tác điều hành sản xuất, tiêu thụ cá tra thời gian tới theo hướng hiệu quả".

Về nghị định quản lý sản xuất và tiêu thụ cá tra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, ông Huỳnh Thế Năng, cũng kiến nghị sớm ban hành, chứ dự thảo mấy năm rồi "và mất tiêu đến nay, chưa có nên chưa có khung quản lý nâng cao chất lượng". 

>> Thực trạng thủy sản kém chất lượng, dịch bệnh nhiều còn có nguyên nhân từ thị trường vật tư thủy sản bát nháo, vượt ngoài tầm quản lý. 

Sáu Nghệ 

Thủy sản Việt Nam

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 315

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 313


Hôm nayHôm nay : 29240

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1420262

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74467233