17:56 EST Thứ sáu, 17/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Biến chất thải chăn nuôi thành tiền

Thứ ba - 14/05/2019 22:45
Không những góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường ra bên ngoài khu vực trang trại, công nghệ máy tách phân tươi thành phân hữu cơ còn giúp gia đình ông Hà Danh Thảo (xã Mỹ Tiến, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) có thêm thu nhập từ việc bán phân khô.
12-33-14_nh_1
Công nghệ máy ép phân tại trang trại của gia đình ông Thảo. Ảnh: TH.

Năm 2014, gia đình ông Thảo bắt đầu chăn nuôi lợn thịt với quy mô hơn 1.500 con. Với số lượng lợn lớn, gia đình ông đã chủ động xây 2 hầm khí sinh học với thể tích 10.000m3 được phủ bạt HDPE. Tuy nhiên, lượng chất thải thải ra ngoài quá nhiều khiến cho công trình khí sinh học quá tải, chất thải thừa ứ; nước thải trong hầm biogas rò rỉ ra bên ngoài, gây ô nhiễm môi trường.

“Qua theo dõi của gia đình, với số lượng lợn trên 1.500 con, mỗi ngày có khoảng 700kg chất thải được đổ thẳng ra ngoài hầm biogas. Do lượng chất thải mỗi ngày một tăng lên đã làm cho hầm biogas quá tải, rò rỉ nước thải ra bên ngoài, bốc mùi hôi thối, khiến gia đình đau đầu tìm cách xử lý chất thải của trang trại”, ông Thảo nói.

Trong lúc đang gặp khó khăn trong việc xử lý chất thải theo quy trình lắng lọc qua hầm biogas có phủ bạt, thì cuối năm 2018 gia đình ông được Sở NN-PTNT tỉnh Nam Định, BQL Dự án LCASP Nam Định định hướng và hỗ trợ áp dụng công nghệ xử lý chất thải khép kín với tổng trị giá lên đến hàng trăm triệu đồng, gồm máy ép phân, bể chứa nhiều ngăn phục vụ cho máy ép và máy phát điện sinh học.

Theo đó, tất cả chất thải của lợn từ trong chuồng sẽ chảy xuống bể lắng. Khi máy vận hành sẽ hút chất thải, sau đó tách, ép thành nước và phân hữu cơ riêng biệt. Phân khô được đùn ra như những đống mùn nhỏ mịn, khô tơi như mùn cưa, còn nước thải được đổ xuống hầm biogas.

Trung bình, mỗi ngày gia đình ông Thảo hoạt động máy ép phân một lần. Phân sau khi được tách hết nước để trở thành phân hữu cơ sẽ đóng vào bao bì cho hết mùi và xuất bán cho người dân có nhu cầu.

12-33-14_nh_2
Mỗi tháng gia đình ông Thảo lời thêm được 5 triệu đồng từ việc bán phân khô. Ảnh: TH.

Theo tính toán của ông Thảo, với khoảng 700kg chất thải chăn nuôi được thải ra mỗi ngày, sau khi xử lý trang trại thu được hơn 200kg phân khô. Với giá bán 80.000 đồng/tạ, mỗi tháng gia đình ông thu lời thêm khoảng 5 triệu đồng. Nhiều lúc, trang trại không còn phân khô để bán ra ngoài thị trường.

Dẫn chúng tôi đi tham quan công nghệ xử lý chất thải, ông Thảo cười tươi và nói: Còn gì sung sướng hơn khi môi trường xung quanh trang trại luôn sạch sẽ, không còn ô nhiễm và mùi hôi thối. Hơn nữa, lại có thêm thu nhập từ công nghệ này.

Chỉ tay về hệ thống máy phát điện sinh học, ông Thảo bảo, nhờ có công nghệ máy phát điện chạy bằng khí gas được lấy từ công trình khí sinh học mà mỗi tháng gia đình ông tiết kiệm được khoảng 2.000kWh, tương đương với số tiền gần 5 triệu đồng.

Mặc dù công nghệ này mới lắp đặt và vận hành tại trang trại được gần 6 tháng nay nhưng đã mang lại được những hiệu quả thiết thực như môi trường nuôi và môi trường sống được cải thiện rõ rệt, sạch sẽ, không còn mùi hôi thối. Đàn vật nuôi phát triển khỏe mạnh.

Chất thải rắn được thu gom lại, đóng vào bao bì để phục vụ cho trồng trọt và thủy sản; nước thải thải ra môi trường đã qua xử lý với chất lượng tương đối đảm bảo, rất tốt cho việc tưới cây.

“Thông qua ứng dụng công nghệ máy phát điện sinh học và máy tách phân, trang trại của gia đình không chỉ giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn gia tăng hiệu quả kinh tế, có thêm được thu nhập từ việc bán phân hữu cơ và tiết kiệm được hàng nghìn số điện. Trung bình, mỗi tháng trang trại tiết kiệm được khoảng 10 triệu đồng. Nhìn chung, đây là giải pháp bảo vệ môi trường mang hiệu quả khả quan”, ông Thảo chia sẻ.

12-33-14_nh_3
Máy phát điện sinh học. Ảnh: TH.

Nhiều trang trại dùng máy ép phân

Theo BQL Dự án LCASP tỉnh Nam Định, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 11 trang trại chăn nuôi lợn sử dụng công nghệ máy ép phân và máy phát điện sinh học để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong đó, có 9 trang trại nằm trong Dự án LCASP. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, hệ thống máy móc tại các trang trại hoạt động ổn định.

MC

Theo Mai Chiến - Kế Toại/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 192


Hôm nayHôm nay : 42092

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 920911

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73967882