15:22 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Biến đổi khí hậu: Thời cơ ‘làm mới' cho chính ĐBSCL

Thứ ba - 26/09/2017 20:38
- TS. Hoàng Quốc Tuấn, chuyên gia nông nghiệp, nguyên Giám đốc Phân viện thiết kế và quy hoạch nông nghiệp khẳng định như vậy trong câu chuyện về biến đổi khí hậu (BĐKH) ở ĐBSCL.

Ông Tuấn thẳng thắn chia sẻ: "Điều quan trọng nhất là chúng ta phải nhìn ra sự thật, không né tránh trước thực tế và những tồn tại; không bao biện…Và, dám thay đổi, thay đổi một cách mạnh mẽ từ nhận thức cho đến hành động, cách ứng xử với các vấn đề đặt ra."

Theo ông, cụ thể là những vấn đề gì?

Nói thẳng ra thế này, BĐKH lần này là sự thay đổi rất lớn về môi trường tự nhiên theo hướng cực đoan và gay gắt, làm đảo lộn tất cả những hiện trạng sẵn có…Song cũng chính qua BĐKH giúp chúng ta nhận ra những sai lầm, lạc hậu, thậm chí ấu trĩ trước kia. Mặt khác, có những vấn đề không còn phù hợp với tình hình mới nay đòi hỏi phải thay đổi, cơ cấu lại.

đồng bằng sông Cửu Long, nông nghiệp, biến đổi khí hậu, sạt lở, ĐBSCL

Lúa chết trên cánh đồng ngập mặn. Ảnh: Đinh Tuấn

Bao trùm lên hết là phải có cách tiếp cận mới với BĐKH để có giải pháp, biện pháp và hành động phù hợp. Nguyên tắc mang tính triết lý sâu sắc nhất bây giờ là không đối đầu với tự nhiên mà phải ứng phó phù hợp, linh hoạt…

Gạt bỏ những nhận thức “lạc hậu, sai lầm”

Sau thời gian dài phát triển ĐBSCL, xem nới đây là “vựa lúa”của cả nước, thậm chí của thế giới, chúng ta đã rút ra được những bài học gì cho lần ứng phó với BĐKH này?

Tôi gắn bó với ĐBSCL từ những năm đầu sau ngày giải phóng. Tôi đã từng lặn lộn mấy năm trời với từng vùng sinh thái của khu vực, từ Gò Công, Cà Mau, Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên v.v… Bên cạnh những thành công, có nhiều bài học phải được rút ra để nhận thức cho đúng vấn đề, để hành xử cho thỏa đáng, phù hợp.

Trước hết cần mau chóng rà soát, bãi bỏ những chủ trương lạc hậu, không còn phù hợp đã kìm hãm sự phát triển của khu vực. Ví dụ chúng ta cứ xem và ép ĐBSCL đảm nhận vai trò và trách nhiệm là “vựa lúa”, là “nồi cơm” của cả nước, của thiên hạ là cực kỳ sai lầm. Tổ chức FAO (tổ chức lương nông thế giới) và IRRI (Viện nghiên cứu lúa châu Á) khẳng định, do lập địa ở ĐBSCL làm lúa là tốt nhất nhưng hoàn toàn không như chúng ta đang làm. Hệ số sử dụng đất nên 2 là tối ưu nhưng chúng ta đã lên tới 2,5.

Hoặc chúng ta đang nhận thức về “an ninh lương thực quốc gia” rất lạc hậu và sai lầm, gây hậu quả tai hại. FAO và các tổ chức khác định nghĩa “an ninh lương thực là khả năng tiếp cận lương thực”. Trong đó, “lương thực bao gồm gạo, ngô, lúa mạch, cá, tôm, rau, củ, quả…”. Tức là có nhiều loại thực phẩm dùng cho con người rất tốt chứ không phải mỗi bữa ba bát cơm, mỗi tháng trên 10 kg gạo như suy nghĩ và lựa chọn của chúng ta lâu nay. Cho nên mong hộ nông dân không trồng lúa nhưng làm ra mỗi ngày 1 kg tôm thì an ninh lương thực tốt hơn hộ nông dân làm ra ngày 10kg lúa. Vì tôm tới 180.000 – 200.000 đồng/kg còn lúa chỉ 5.000 – 6.000 đồng/kg.

Có nhiều nước trong khu vực và trên thế giới không hề trồng lương thực nhưng an ninh lương thực của họ tốt hơn ta gấp nhiều lần.

Từ đây, chúng ta phải dũng cảm “vượt qua chính mình” để điều chỉnh chính sách, quy hoạch cho phù hợp. 

Phải chấm dứt phát triển theo phong trào, mạnh ai nấy làm

Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước nhận xét rằng, ĐBSCL được thiên nhiên ưu đãi nhiều nhưng có điểm yếu chí tử là tính đồng dạng nhiều, sản phẩm của các địa phương na ná nhau?

đồng bằng sông Cửu Long, nông nghiệp, biến đổi khí hậu, sạt lở, ĐBSCL

TS Hoàng Quốc Tuấn (bên trái) và GS Võ Tòng Xuân trong buổi tọa đàm tại VietNamNet

Đây không phải là do thiên nhiên mà là do con người, cụ thể là do quản lý manh mún, chia cắt theo địa giới hành chính, mạnh ai nấy làm. Nguyên nhân này xuất hiện ở cả nước chứ không riêng gì ở ĐBSCL. Song ở ĐBSCL hậu quả của nguyên nhân này nổi rõ hơn khi bước vào hội nhập quốc tế và BĐKH xảy ra.
 
Tôi lấy ví dụ thực trạng về khu công nghiệp ở huyện nào của ĐBSCL cũng có. Lấy đâu ra chừng ấy nhà đầu tư để lấp vào các khu công nghiệp mọc ra ở khắp huyện, kể cả huyện vùng sâu, vùng xa?

Trong khi thực tế ở vùng này không hề có khái niệm “cụm”, kể cả “cụm” dân cư. Chúng ta đi từ TP.HCM xuôi về các tỉnh rất dễ thấy các nhà máy chế biến chạy dọc quốc lộ 1 ở Cái Bè hay nằm dọc tuyến Sa Đéc- Vàm Cống (Đồng Tháp), Thơm Rơm (Cần Thơ – An Giang).

Đặc trưng của ĐBSCL là “nhất cận giang” cho nên nơi ở của người dân phải gắn với sinh kế, công ăn việc làm, gần giao thông thủy. Phát triển đô thị cũng vậy, phải là đô thị miệt vườn sông nước chứ không gắn với đặc trưng này thì sẽ như TP Cần Thơ, Tân An hiện nay, bị ngập lụt triền miên. Nhiều đô thị khác trong vùng đang phải đối diện nguy cơ như vậy.

Hậu quả của phát triển theo phong trào là thiếu hiệu quả nên người dân bị dồn vào chân tường, phải tự bơi. Khi làm lúa không hiệu quả nhiều người dân ở trong vùng Đồng Tháp Mười của Đồng Tháp mua muối về rãi xuống ruộng tạo ra nước mặn để nuôi tôm thẻ chân trắng như vùng ven biển Bạc Liêu, Cà Mau…Dĩ nhiên cách làm trái với tự nhiên này không thể có hiệu quả.

Tiếp cận đa chiều, đa mục tiêu…

TS. Hoàng Quốc Tuấn tiếp tục: “BĐKH là yếu tố động, phạm vi ảnh hưởng không thể lường trước nên phải tiếp cận đa chiều, đa mục tiêu và phải thay đổi phương thức quản lý cát cứ theo địa phương, theo đơn vị hành chính như bấy lâu nay.

Kinh nghiệm thời gian làm chuyên gia cho các tổ chức quốc tế và các nước khác, theo ông để có chính sách phù hợp cần phải có những bước như thế nào?

Để có chính sách đúng, phù hợp, chúng ta cần 3 bước. Thứ nhất khảo sát chính sách hiện có để xem đang có những hạn chế gì. Thứ hai, tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng người dân. Thứ ba, hỏi xin ý kiến, nhu cầu và nguyện vọng của người dân về chính sách sắp ban hành xem họ đề xuất hay sửa đổi, bổ sung gì. Hơn ai hết họ là đối tượng thụ hưởng cho nên họ rất có trách nhiệm với những nội dung của chính sách.

Ở ta cần phải cảnh giác với tình trạng bộ máy thừa hành vô cảm, không làm đúng phận sự khiến cho chính sách phù hợp có thể bị méo mó đi. Vì người thừa hành chẳng có lợi ích gì về chính sách này. Nhưng nguy hiểm hơn là người thừa hành “làm ngược” đi để trục lợi.

Hiện nay đang có thuận lợi là Chính phủ đã xác định trách nhiệm “hành động, liêm chính và kiến tạo”, thực tế thời gian qua đã chứng mình điều này. Theo ông, trong công tác điều hành của Chính phủ để ứng phó với BĐKH, cần phải có điểm nhấn gì?

Cả nước có 7 vùng kinh tế. Thực tế trong bối cảnh kinh tế thị trường khi phát triển theo địa giới hành chính đã lỗi thời, không phù hợp, chúng ta cần điều chính thay đổi phát triển theo vùng lãnh thổ. Điều này ai cũng nhận thấy nhưng thay đổi không phải là dễ vì liên quan đến quyền lợi và lợi ích.

Thực tế nếu để phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thì ai lại cho ra đời khu công nghiệp Tân Bình (TP.HCM) hay cho đầu tư hàng trăm triệu USD cho cảng Sài Gòn ? Cảng này chỉ hoạt động vài năm nữa phải di dời. Ở ĐBSCL cũng tương tự.

Chính phủ cần mạnh mẽ điều hành, hướng vào vùng lãnh thổ, khai thác lợi thế của hệ sinh thái, vượt qua quyền lợi cục bộ và lợi ích của cá nhân ở các địa phương.

Chúng ta đã được khuyến cáo và đã nhận ra thực tế rõ ràng là, với BĐKH thì cần phải thích nghi và có lựa chọn phù hợp chứ không thể đối đầu, khu vực ĐBSCL đang cần được bàn tay mạnh mẽ của Chính phủ điều hành tổng thể, linh hoạt và phù hợp.

BĐKH là cơ hội lớn để nhìn lại, chọn lựa phương thức phát triển mới cho ĐBSCL. Rút ra những sai lầm, lạc hậu hay những điều không phù hợp là rất cần thiết để thay đổi. Qua đây chúng ta cũng nhận ra rằng, lâu nay chúng ta đã “bỏ quên” kế thừa những kinh nghiệm quý của cha ông trong suốt chiều dài 300 năm qua như trữ ngọt, chung sống với mặn v.v….

Tôi cho rằng, với sự quyết đoán và mạnh mẽ, dám làm tới cùng như Chính phủ hiện nay, bài toán BĐKH ở ĐBSCL sẽ có lời giải tốt nhất, tối ưu nhất, mở ra giai đoạn phát triển mới nhân văn và trách nhiệm gắn với đời sống của người dân ở đây!

Duy Chiếnthực hiện
vietnamnet.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 261

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 258


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1147357

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71374672