17:37 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Biến vỏ cà phê thành trà cao cấp

Thứ ba - 24/03/2020 04:12
Từ vỏ cà phê, anh Nguyễn Song Vũ (38 tuổi, xã Xuân Trường, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) chế biến thành trà cascara có giá trị kinh tế cao.
Vỏ cà phê arabica được chọn lọc, chế biến thành món trà cao cấp. Ảnh: Minh Hậu.
Vỏ cà phê arabica được chọn lọc, chế biến thành món trà cao cấp. Ảnh: Minh Hậu.

Tỉ mỉ làm trà

Vùng Cầu Đất (Đà Lạt) ở độ cao 1.600m so với mực nước biển và có khí hậu ôn đới, thổ nhưỡng bazan màu mỡ, phù hợp để phát triển cà phê arabica. Chính vì lẽ đó, nơi này trở thành một trong những vùng cà phê arabica nguyên liệu ngon nhất của Việt Nam và thế giới.

Tuy nhiên, giá trị của nông sản liên tục biến động theo chiều hướng tiêu cực nên người dân ngày càng thờ ơ với danh hiệu này.

Là người con của vùng Cầu Đất, anh Nguyễn Song Vũ luôn đau đáu với câu hỏi: Làm sao nâng được giá trị cà phê quê nhà? Cho đến năm 2016, trong khi cố gắng tìm đầu ra cho cà phê, anh nghe một kỹ sư ở Nhật Bản nói rằng vỏ cà phê có thể làm thành trà để sử dụng, rất tốt cho sức khỏe. Nghĩ rằng, trước tới nay, dân mình chỉ xem vỏ cà phê là phế phẩm, chỉ biết tận dụng làm phân bón nên giá trị không cao. Nếu có thể biến thành một món trà hoặc một thứ hàng hóa nào đó có giá trị cao hơn thì nông dân sẽ có thêm thu nhập, bớt khổ cực.   

Từ câu chuyện của kỹ sư Nhật Bản, anh Vũ bắt đầu tò mò, tìm hiểu về thức uống kỳ lạ. Thời gian sau đó, anh hiểu rõ hơn về thức uống mà kỹ sư Nhật Bản muốn nói đến chính là trà cascara làm từ vỏ cà phê, một loại trà nổi tiếng thế giới đang được thương hiệu cà phê Starbucks ở Mỹ kinh doanh.  

Đến năm 2017, sau quá trình tìm tòi, học hỏi, anh Vũ bắt tay vào làm thử nghiệm mẻ trà đầu tiên. Thời gian này, anh tìm đến các nhà vườn và chọn mua, tự tay hái lấy những trái cà phê chín đỏ trên cành, mọng nước rồi mang về làm nguyên liệu chế biến. Vũ nói rằng, cà phê vào độ thu hoạch nên trái chín nhiều. Tuy nhiên, những trái lý tưởng cho món trà là những trái chín mọng ở khoảng đốt thứ 3 đến đốt thứ 5 của cành (tính từ thân ra).

Cà phê Cầu Đất nổi tiếng về chất lượng thơm ngon. Ảnh: Minh Hậu.
Cà phê Cầu Đất nổi tiếng về chất lượng thơm ngon. Ảnh: Minh Hậu.

Khi có trong tay những trái cà phê mọng đỏ, anh Vũ mang về rửa sạch rồi ủ men để xát lấy vỏ. Vỏ này sau đó được phơi ráo nước rồi tiếp tục ủ men một lần nữa và cuối cùng phơi khô để trở thành sản phẩm trà hoàn chỉnh.

Các công đoạn này chiếm khoảng thời gian từ 4-5 ngày và phải đảm bảo các tiêu chí thời gian, nhiệt độ cho mỗi khâu.  “Chỉ cần sơ suất hoặc phơi chưa đến độ là vỏ bị thối lụn, buộc đổ bỏ”, anh Vũ cho biết.

Nhờ sự tỉ mỉ trong lựa chọn nguyên liệu và kỷ luật trong sản xuất nên năm đầu tiên, anh Vũ cho ra đời 100 kg trà cascara. Là người dân xứ cà phê Cầu Đất làm ra sản phẩm trà cascara nhưng thức uống này đang quá xa lạ với người dân nên anh chưa thể đưa chúng ra với thị trường.

Trà từ vỏ cà phê là thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp người thưởng thức tỉnh táo, sảng khoái. Ảnh: Minh Hậu.
Trà từ vỏ cà phê là thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp người thưởng thức tỉnh táo, sảng khoái. Ảnh: Minh Hậu.

Anh Vũ nói: “100 kg trà ấy, tôi chia nhỏ và mang tặng cho đối tác là lãnh đạo các doanh nghiệp chế biến cà phê, chè để họ dùng thử. Khi nhận được sự ủng hộ về chất lượng từ họ, tôi lại tiếp tục bắt tay vào làm trà cascara và tăng dần về số lượng.

Đến năm 2018, những gói trà từ vỏ cà phê Cầu Đất của tôi bắt đầu chinh phục thị trường. Năm đó, tôi bán được nửa tấn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Riêng năm nay, một doanh nghiệp ở Hà Nội ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Từ đầu năm đến nay, tôi làm khoảng 1 tấn và bán hết”.

Cơ hội phát triển cà phê Cầu Đất

Trong không gian đồi núi mờ sương, se lạnh của vùng đồi Cầu Đất, anh Vũ cho một nắm trà cascara từ vỏ cà phê vào ấm sứ rồi chế nước sôi để mời khách. Khi trà vừa độ chín, Vũ rót ra ly nhỏ rồi mời những người có mặt tại đây dùng thử.

Cà phê chọn làm trà là loại chất lượng cao nên phần nhân cũng được bán với giá cao. Ảnh: Minh Hậu.
Cà phê chọn làm trà là loại chất lượng cao nên phần nhân cũng được bán với giá cao. Ảnh: Minh Hậu.

Trà cascara Cầu Đất có màu vàng ánh của hổ phách và mùi thơm nhẹ của cà phê. Khi nhấp ly trà, vị chua nhẹ tan trong miệng và để lại dư vị ngọt khiến người uống muốn nhấp ngụn thứ 2, thứ 3…

Tiếp tục câu chuyện về trà, anh Vũ chia sẻ, mỗi kg trà cascara mà anh bán cho đối tác có giá dao động từ 200.000-300.000 đồng. Đây là trà thành phẩm ở dạng chưa qua pha chế cùng các loại thảo dược, hương liệu khác.

Cà phê arabica là cây trồng chủ lực của vùng Cầu Đất với khoảng 3.000 ha, sản lượng nhân hàng năm khoảng 9.000 tấn.

Nếu trà cascara được pha chế thêm cùng vỏ chanh sạch, hoa lài thì giá bán từ 1.500.000-2.000.000 đồng/kg. Về phần nhân sau khi tách vỏ làm trà, anh Vũ phân loại đặc biệt bán với giá từ 160.000-180.000 đồng/kg, cao hơn giá bình thường từ 40.000-50.000 đồng.

Ông Nguyễn Trọng Bình, Phó chủ tịch UBND xã Xuân Trường (TP Đà Lạt) cho biết, trà cascara mà anh Nguyễn Song Vũ làm là một sản phẩm mới, góp phần nâng giá trị của cà phê arabica Cầu Đất.

Ông thổ lộ: “Đây là mô hình mới hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao, cần được nhân rộng. Chúng tôi mong muốn UBND tỉnh Lâm Đồng sẽ có chương trình xúc tiến, giới thiệu sản phẩm để trà cascara Cầu Đất đến gần hơn với người tiêu dùng, doanh nghiệp, giúp vùng cà phê Cầu Đất phát triển”.

Theo: Minh Hậu/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 76


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1248447

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72931156