11:38 EST Thứ năm, 02/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bình Dương: Xây dựng Nông thôn mới theo hướng đô thị hóa

Thứ hai - 13/11/2017 02:36
(Xây dựng) - Xuất phát từ tỉnh nông nghiệp, nhưng nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - đô thị nên Bình Dương đã chuyển mình khá ấn tượng, nâng cao đời sống của người dân tại khu vực nông thôn. Kết quả, đến nay toàn tỉnh đã có 42/49 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM).
Một tuyến đường giao thông của xã Long Hòa, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương.

Một tuyến đường giao thông của xã Long Hòa, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tại Bình Dương đã đạt được kết quả khá ấn tượng, với tỷ lệ đường giao thông nông thôn tại các xã được cứng hóa gần 90%; tỷ lệ nhà ở nông thôn đạt chuẩn đạt 100% và 98% hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh; 100% người dân nông thôn sử dụng điện lưới quốc gia; 100% số ấp ở các xã nông thôn đều sử dụng điện thoại di động, điện thoại cố định không dây và truy cập Internet. Số xã NTM đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt gần 98%...

Trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã thực hiện 2.102 công trình giao thông nông thôn với tổng chiều dài gần 1.250km và kinh phí thực hiện hơn 1.500 tỷ đồng.

Ông Trần Văn Nam - Bí thư Tỉnh ủy cho biết: Đối tượng hưởng lợi từ chương trình NTM là người nông dân. Do đó, để người dân tham gia hiến kế trong quá trình xây dựng NTM bằng những mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện kinh tế từng địa phương đã mang lại kết quả cao. Tiêu biểu như mô hình trồng rau sạch của Hội Phụ nữ xã Tân Long (Phú Giáo), mô hình phân loại rác thải tại nguồn của xã Phú An (TX.Bến Cát), mô hình trồng dưa lưới tại An Sơn, Bình Nhâm (TX.Thuận An)… đã giúp nông dân vươn lên thoát nghèo.

Ngoài ra, tùy tình hình thực tế mà mỗi thôn, ấp trong xã đã có cách làm riêng theo đặc thù thế mạnh chứ không cào bằng theo các tiêu chí chung. Làm sao để người dân nông thôn có cuộc sống ngày càng tốt hơn, đó mới chính là ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM đem lại.

Để chương trình xây dựng NTM đi vào cuộc sống, ông Nguyễn Tấn Bình - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Dương cho hay: Các nội dung xây dựng NTM đã được đưa vào Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh. Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết này, chính quyền các cấp trong tỉnh đã tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Toàn tỉnh chung tay xây dựng NTM” và được nhân dân đồng tình, hưởng ứng.

Chính vì thế, trong xây dựng cơ sở hạ tầng NTM, các hạng mục như y tế, trường học, đường giao thông, nhà văn hóa, chợ… đều được cân nhắc và triển khai phù hợp đạt hiệu quả cao. Chẳng hạn như, không nhất thiết phải xây dựng nhà văn hóa riêng tại mỗi ấp, khi mà tỷ lệ hội họp không nhiều và có thể tận dụng ở trụ sở UBND hoặc văn phòng ấp… Hoặc các hạng mục khác tương tự cũng vậy. Không nhất thiết phải xây dựng bằng được cho có công trình để đủ tiêu chí mà không mang lại hiệu quả và gây lãng phí.

Đây cũng chính là ý kiến đóng góp của người dân trong quá trình xây dựng NTM, bởi họ mới là người hiểu và cần gì ở nông thôn. Do đó, bám sát nhu cầu, nguyện vọng của người dân để có những công trình hữu ích thúc đẩy phát triển kinh tế ở nông thôn, từ đó giúp người dân có cuộc sống ổn định và thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên chính quê hương của mình.

Một cách làm nữa là Bình Dương luôn lồng ghép chương trình xây dựng NTM với các chương trình, dự án lớn của tỉnh để khai thác tiềm năng thế mạnh của từng khu vực nông thôn. Điển hình như trong quá trình phát triển Bình Dương đã quy hoạch các khu công nghiệp về phía Bắc của tỉnh tại các vùng nông thôn ở Bàu Bàng, Bến Cát, Bắc Tân Uyên, Phú Giáo… Các khu công nghiệp này đã góp phần nâng cao hạ tầng kỹ thuật giao thông, y tế, giáo dục và giải quyết việc làm cho nông thôn, đồng thời thúc đẩy quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng.

Nhờ những chính sách linh hoạt trong thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nên Bình Dương đã không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia. Điều đó dễ nhận thấy bộ mặt nông thôn ở các hoàn thành 19 tiêu chí đã khởi sắc. Hàng loạt các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu như điện, đường, trường, trạm… đều được đầu tư kiên cố hóa theo hướng hiện đại.

Thời gian qua đã có hàng ngàn tỷ đồng, hàng ngàn mét vuông đất được người dân hiến tặng trong quá trình xây dựng NTM. Thời gian tới, 7 xã còn lại tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí để sớm được công nhận đạt chuẩn NTM và Bình Dương sẽ có 100% số xã được công nhận là xã NTM.

Cao Cường/baoxaydung.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 89


Hôm nayHôm nay : 23977

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 40796

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73087767