12:01 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bình Liêu vượt khó

Thứ hai - 14/10/2013 09:24
Là một trong những huyện gặp nhiều khó khăn nhất của tỉnh Quảng Ninh trong việc thực hiện 19 tiêu chí, 39 chỉ tiêu về NTM, nhưng với tinh thần chung sức, đồng lòng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bình Liêu đã đạt được những kết quả rất đáng biểu dương.


Đến trung tâm huyện Tiên Yên vào một ngày mưa tầm tã, tôi hỏi thăm một người dân đường đến huyện Bình Liêu. Anh này cho biết: Trước đây, vào những ngày mưa, nếu không có việc quan trọng thì chẳng ai dám đi từ đây vào trong đó. Bởi đường xá vừa hẹp, vừa mấp mô lại nhiều khúc cua. Nếu xảy tay một cái là “xoè” ngay, quần áo nhuộm bùn như chơi. Bây giờ thì khác, tuyến đường 18C được Nhà nước mở rộng, rải nhựa đường rộng thênh thang, dù mưa nắng xe vẫn có thể bon bon.

Cũng từ khi con đường này được mở rộng, Bình Liêu đã được tiếp thêm nhiều động lực để phát triển KT-XH; đẩy mạnh hoạt động thương mại, dịch vụ, phấn đấu hoàn thành 19 tiêu chí NTM vào năm 2020.

Ông Lục Mạnh Thường, Phó phòng NN-PTNT huyện Bình Liêu, chia sẻ: “Từ khi bắt tay vào thực hiện Chương trình xây dựng NTM, địa phương đã gặp rất nhiều khó khăn. Đặc thù của huyện là địa hình có nhiều đồi núi; giao thông đa phần là đường đất gây cản trở việc đi lại, giao thương của bà con. Cơ cấu dân số gồm nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, mật độ dân cư thưa thớt, trình độ dân trí còn thấp. Đời sống của người dân phụ thuộc phần lớn vào sản xuất nông - lâm nghiệp nên thu nhập bình quân đầu người ở mức rất thấp so với mặt bằng chung của tỉnh…"


Nhiều giống lúa mới được đưa vào gieo cấy trên đồng đất Bình Liêu

Đứng trước những thách thức đó, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn để xây dựng quy hoạch, kế hoạch xây dựng NTM ở cấp huyện và cấp xã. Trên cơ sở kết quả rà soát thực trạng và định hướng quy hoạch, Ban chỉ đạo chỉ đạo các xã xây dựng đề án xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020.

Để cuộc vận động “Toàn dân chung sức xây dựng NTM” lan toả đến các khu dân cư, trong 3 năm qua, huyện đã tổ chức 644 buổi tuyên truyền tại 97 thôn, khu, bản với hơn 43.000 lượt người tham gia.

Những hình thức tuyên truyền khác như băng- rôn, khẩu hiệu, áp phích cũng được áp dụng hiệu quả với các nội dung: Vận động nhân dân hiến đất để xây dựng các hạ tầng thiết yếu; tham gia phát triển các mô hình kinh tế gia đình; xây dựng đời sống văn hoá ở gia đình, thôn bản cũng như vai trò làm chủ của nhân dân trong việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM.

Bên cạnh đó, việc đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo huyện với nhân dân các xã, thôn cũng được quan tâm tổ chức, nhân dân được bày tỏ quan điểm của mình, hiến nhiều “kế” cho cán bộ.

Thông qua đó, đại bộ phận nhân dân có sự chuyển biến đáng kể về nhận thức, chủ động tham gia đóng góp ngày công làm đường giao thông nông thôn, hiến đất khi công trình đi qua và vận động nhân dân trong thôn, bản, dòng tộc, người đi làm ăn xa góp tiền mặt để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Trong 3 năm (2011 - 2013), huyện đã huy động được hơn 428.000 triệu đồng vốn đầu tư để thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Từ đầu năm 2012, nhân dân đã hiến hơn 16.899 m2 (chủ yếu là đất trồng màu khu vực nông thôn) cho chính quyền, góp tiền mặt: 159.450 triệu đồng; tham gia 7.018 công lao động. Quỹ chung tay xây dựng NTM huy động được 302 triệu đồng.

Trong tổng vốn 426 tỷ đồng, huyện đã trích một phần kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất là 4,8 tỷ đồng (năm 2012 đã triển khai các mô hình bón phân dúi sâu cho lúa; trồng nấm linh chi; trồng hoa Kim ngân; trồng rau ngót rừng; chăn nuôi thương phẩm gà địa phương; chăn nuôi ong địa phương tập trung; máy gặt đập ruộng bậc thang).

Trong 3 năm thực hiện, huyện đã xây dựng được các mô hình phát triển kinh tế theo hướng sản xuất tập trung, có các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình trang trại, tổ hợp, HTX...

Đến nay, đã thành lập được 5 HTX hoạt động theo luật HTX trong lĩnh vực nông nghiệp. Hiện nay các HTX hoạt động bình thường, nhưng vẫn gặp phải một số khó khăn về vốn, địa điểm kinh doanh. Năm 2011, huyện hỗ trợ các mô hình: Mô hình thử nghiệm giống lúa Thiên nguyên ưu 09, mô hình ương cá giống, mô hình nuôi dê, nuôi nhím, nuôi gà Sao, nuôi bò tại chuồng, chương trình mở rộng quy mô đàn lợn nái... với tổng kinh phí thực hiện: 1,26 tỷ đồng từ nguồn ngân sách huyện.

Năm 2012: Hoàn thành quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu dong riềng cho chế biến miến dong, diện tích quy hoạch 212,5 ha; hỗ trợ giống cho 200 hộ trồng dong riềng trong vùng quy hoạch, diện tích 20 ha, mở rộng diện tích cấy lúa Thiên nguyên ưu tại xã Lục Hồn với 67 hộ tham gia, các mô hình, chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất. Nguồn kinh phí để thực hiện các chương trình, đề án 3.729 triệu đồng từ nguồn ngân sách huyện; 4.800 triệu đồng từ chương trình xây dựng NTM.

Ông Hoàng Công Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Liêu, nhận định: Các mô hình trên đã có tác dụng trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, đưa giống mới có năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Một số cơ sở sản xuất có quy mô vừa và nhỏ được hình thành. Mặt hàng miến dong Bình Liêu được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc, góp phần thực hiện xóa đói, giảm nghèo.

Ngoài đầu tư phát triển sản xuất, số vốn còn lại được đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn các xã (trong 2 năm 2011 - 2012, đã tập trung đầu tư các công trình động lực tại Khu kinh tế Cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn, đầu tư 22 nhà văn hóa thôn bản; các điểm trường tại Trường Tiểu học Lục Hồn, Mầm non Lục Hồn, Mầm non Vô Ngại để phấn đấu đạt chuẩn quốc gia; các điểm trường chính của trường mầm non Đồng Tâm, Húc Động; các công trình đường tràn vượt lũ tại các xã Tình Húc, Đồng Tâm, Húc Động; các tuyến đường liên xã…

Trong 3 năm xây dựng NTM, huyện đã có 16 công trình giao thông (13 công trình hoàn thành; 1 công trình mới, 2 công trình chuyển tiếp) với tổng chiều dài 42.675,5 m, tổng mức đầu tư 378,48 tỷ đồng. Hoàn thiện 22 công trình nhà văn hoá, 97% số hộ đã được sử dụng lưới điện quốc gia.... Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.

Những kết quả đó so với mặt bằng chung của toàn tỉnh có phần hạn chế nhưng nhìn lại xuất phát điểm là một địa phương có tỷ lệ hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn như Bình Liêu thì đó đã là một thành tích đáng biểu dương.

Ông Thành cho biết thêm, đến hết tháng 6/2013, trên toàn huyện có 1 xã đạt 10 tiêu chí; 1 xã đạt 9 tiêu chí và 2 xã đạt 8 tiêu chí và 3 xã đạt 7 tiêu chí (không có xã nào trắng chưa đạt tiêu chí nào). Tỷ lệ bình quân số tiêu chí đạt chuẩn/xã là 8 tiêu chí. Tỷ lệ bình quân số chỉ tiêu đạt chuẩn/xã là 22,14 tiêu chí.

Phúc Phùng
Nguồn nongnghiep.vn








úc Phùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 241

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 232


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1059309

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72742018