20:07 EST Thứ ba, 12/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bộ Nông nghiệp & PTNT và Bộ Khoa học Công nghệ quyết tâm cùng nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng bệnh DTLCP

Thứ bảy - 06/04/2019 10:30
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tại cuộc họp bàn đề xuất nghiên cứu các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam tổ chức chiều ngày 5/4 tại Hà Nội.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu ý kiến tại cuộc họp

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu ý kiến tại cuộc họp

Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), tính đến nay, bệnh DTLCP đã xuất hiện tại 23 tỉnh, thành phố trong cả nước làm hàng chục nghìn con lợn mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Đến nay, 3 ổ dịch tại các tỉnh: Hưng Yên, TP Hà Nội, Hải Dương đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh. Đây là loại bệnh do vi-rút có độc tính rất cao lây lan nhanh, tỷ lệ lợn chết nhiều. Bệnh dịch này đã xuất hiện trên thế giới gần 100 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa có vi-rút phòng, chống dịch bệnh này. Hiện trên thế giới có khoảng 60 quốc gia đang xuất hiện DTLCP.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, hiện học viện đã phân lập thành công vi-rút dịch tả lợn châu Phi với 14 chủng vi-rút từ ổ dịch của 14 địa phương, giải trình tự gen được 20 chủng vi-rút... Đây là bước tiến quan trọng nhằm tiến tới việc tiếp tục nghiên cứu sản xuất vắc-xin.

Ông Chu Ngọc Anh - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết đã đồng hành, sát cánh cùng Bộ NN&PTNT trong nhiều chương trình, đây là cơ hội để thể hiện trách nhiệm của cộng đồng khoa học. Hiện có đủ các doanh nghiệp có khả năng, tiềm lực đầu tư vào lĩnh vực này, trong nước đã có 9 cơ sở sản xuất vắc xin đủ điều kiện... Với hai cuộc họp trù bị mà Bộ NN đã tổ chức trong thời gian ngắn vừa qua, rõ ràng đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, nghiên cứu vắc xin không chỉ là cấp thiết đặt ra cho ngành chăn nuôi, khó khăn nhưng có cơ hội và cơ sở để thảo luận và thực hiện. Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cam kết sẽ đưa ra nguồn lực tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ, chứng minh khát vọng của cộng đồng khoa học với doanh nghiệp KHCN nhằm giải quyết bài toán lâu dài.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin không những là nhiệm vụ vì sự phát triển kinh tế mà còn đảm bảo an sinh xã hội. “Chúng ta phải có niềm tin với tiềm lực khoa học của Việt Nam. Khi nào còn ngành chăn nuôi thì chúng ta phải nghĩ đến giải pháp này, tuy là nhiệm vụ vô cùng khó nhưng không vì thế mà chúng ta nản chí. Trước hết, chúng ta cần phải kế thừa thành quả của thế giới và phải có quyết tâm cao nhất”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Nhân đây, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đồng thời là Trưởng ban thường trực chỉ đạo QG phòng, chống DTLCP giao Thứ trưởng Phùng Đức Tiến – Phó ban chỉ đạo trực tiếp và Cục Thú y xây dựng Đề án tổng thể nghiên cứu, sản xuất vắc xin trình Thủ tướng Chính phủ.

Bày tỏ sự quyết tâm, Bộ NN&PTNT và Bộ khoa học và Công nghệ kêu gọi sự phối hợp của Bộ Y tế, Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam, các trung tâm nghiên cứu khoa học, các thành phần kinh tế để nghiên cứu, sản xuất tiến tới tương lai gần có thể chủ động được vắc xin, hoàn thiện giải pháp an toàn sinh học, tập trung cùng với việc ứng phó tức thì với bệnh DTLCP này.

 

NLA (mard.gov.vn)



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 370

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 365


Hôm nayHôm nay : 39113

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 490267

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70717582