15:02 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bỏ lợn chọn hươu: Vay 3 triệu đồng, thoắt cái có trong tay 300 triệu

Thứ tư - 07/12/2016 08:10
Sau vài lần khởi nghiệp bằng lợn thất bại, chị Hồng đã táo bạo chọn nuôi hươu để tiếp tục con đường làm giàu và đã thành công.


Năm 2008, lần đầu tiên chị Trương Thị Hồng (sinh năm 1987, ở xã Triệu Thượng - huyện Triệu Phong - Quảng Trị), mạnh dạn vay 3 triệu đồng từ chương trình Tài chính vi mô của tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam, để đầu tư vào việc nuôi lợn.

Tuổi còn trẻ, chưa có kinh nghiệm, việc nuôi lợn của chị đã không suôn sẻ do số người nuôi lợn nhiều, dịch bệnh lại thường xuyên xảy ra, thêm vào đó, giá lợn không ổn định. Vợ chồng chị Hồng bảo nhau tìm mô hình chăn nuôi khác.

Năm 2013, hai vợ chồng lặn lội lên tận Lao Bảo, huyện Hướng Hóa để tham quan một trang trại nuôi hươu sao lấy nhung. Ở đó liền 30 ngày, anh chị học hỏi kỹ thuật làm chuồng trại, chăm sóc, phòng chữa bệnh cho hươu.

“Việc này khá mới, ở xã mình chưa có hộ nào nuôi, trong khi đất đai, nguồn thức ăn quê mình hợp với con hươu, có thể tận dụng nông sản gia đình làm ra, lá cây, rau, cỏ. Hươu là động vật hoang dã nên có sức đề kháng cao, ít bị bệnh, dễ chăm sóc”, chị Trương Thị Hồng kể.

Mua được giống đã khó, vận chuyển con hươu về cũng không dễ dàng. Anh chị phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để chứng minh nguồn gốc rõ ràng mới đưa được hươu qua 120km từ Lao Bảo về nhà.

Lúc bắt đầu nuôi, có con hươu bị bệnh do chưa thích nghi chuồng trại, khí hậu mới. Nhờ kiến thức học được, đồng thời tìm hiểu qua sách báo, truyền hình, chị Hồng thay đổi thức ăn cho hươu với hỗn hợp các loại lá xoong, lá cúc quỳ, lá mít… Sau 3 ngày, đàn hươu đã trở lại bình thường.

Do thời tiết nóng hạn miền Trung, gia đình chị trồng thêm cây ăn quả, cây chuối trong vườn để làm mát cho hươu. Chuồng trại anh chị làm khép kín, lắp đặt hệ thống nước tưới để vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

Sau khi nuôi thử 2 con thấy hiệu quả, chị Hồng đầu tư thêm 8 con giống. Nhung hươu có hàm lượng dinh dưỡng cao, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, phòng và chữa bệnh, là một dược liệu của đông y, nên nhu cầu trên địa bàn khá nhiều, cung chưa đủ cầu. Do chưa có nhiều người nuôi nên đến nay việc bán nhung của chị đang rất thuận lợi, nhiều khách đặt hàng từ đầu mùa thu hoạch.  

“Trước đây, người dân muốn mua nhung hươu nhưng trên thị trường có nhiều sản phẩm trôi nổi, không biết lựa chọn ở đâu có uy tín. Nhung nhà mình có nguồn gốc rõ ràng, quy trình nuôi và lấy nhung đảm bảo an toàn, mỗi lần thu hoạch đều thuê người có kinh nghiệm đến cắt nhung, và được phòng nông nghiệp huyện kiểm tra chất lượng, nên người mua rất yên tâm”, chị Trương Thị Hồng cho biết.

Học từ gia đình chị, hiện đã có hai hộ lấy giống hươu về nuôi. Chị Hồng cũng không ngại chia sẻ kinh nghiệm về mô hình làm ăn mới, có thu nhập cao, có khả năng xóa đói giảm nghèo này.

Không phụ thuộc vào 10 con hươu sao, nhằm phòng rủi ro, chị còn nuôi thêm 4 con bò, gà và chim bồ câu. Gia đình còn mở thêm một tiệm may vá, nghề chị Hồng đã học khi còn trẻ, thuê 2 lao động thời vụ và một người làm thường xuyên.

Chị Trương Thị Hồng cùng hai con nhỏ bên chuồng nuôi hươu của gia đình.  

Thu nhập hiện tại của nhà chị Hồng là 120 triệu đồng/năm, tổng giá trị tài sản 300 triệu đồng.

“Lập gia đình khi còn trẻ, tôi luôn khao khát có thu nhập ổn định cho con cái học hành sau này. Nhưng vì chưa được học hành đến nơi đến chốn, thiếu kiến thức kỹ năng mà ban đầu chăn nuôi không ít lần thất bại. Khi nuôi lợn không được, có lúc tôi đã nhụt chí, không dám đầu tư thêm. Sau này nuôi hươu, nhờ học hỏi trước mà tôi đã có thể kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh”, chị Hồng tâm sự.

Chị mong trong 2 năm tới sẽ trả hết nợ và tiếp tục vay của chương trình Tài chính vi mô. Trong 8 năm qua, chị đã vay tổng cộng 70 triệu đồng từ nguồn vốn linh hoạt, dễ vay, dễ trả này.

“Dự định đến năm 2018 gia đình mình sẽ có 20 con hươu lấy nhung, 10 con bò sinh sản và một đàn 200 gà mái đẻ”, chị Hồng tự tin.

Theo Hoàng Dương/vietq.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 40

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 39


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1246615

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72929324